Nặng tai, lãng tai, tai nghe kém là những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng thường gặp ở đối tượng người cao tuổi. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bài viết sau, chuyên gia sẽ bật mí cho bạn phương pháp giúp tăng thính lực, giảm nặng tai hiệu quả.

Nặng tai là gì?

Nặng tai là tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực một cách đột ngột hoặc từ từ. Triệu chứng này không được chữa trị sớm có thể dẫn đến giảm thính lực mãn tính.

Thống kê trên tạp chí The Gerontologist cho biết, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người bị mất thính giác, trong đó có 13% người giảm thính lực ở độ tuổi từ 40 - 49. Và hơn 90% người trên 80 tuổi bị nghe kém, lãng tai. Con số này ngày càng có xu hướng tăng lên do dân số trên toàn thế giới đang bị già đi một cách nhanh chóng.

Khi bị nặng tai, người bệnh sẽ không thể nghe rõ những người xung quanh đang nói gì. Ngoài ra, một số trường hợp, bạn có thể bị đau tai, ù tai, chảy dịch tai khó chịu.

nang-tai-la-tinh-trang-giam-kha-nang-nghe

Nặng tai là tình trạng giảm khả năng nghe

Nếu đang bị nặng tai, điếc tai, nghe kém, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn miễn phí

hotline.png

Nguyên nhân nặng tai

Nặng tai, ù tai có thể là hệ lụy của một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Tuổi già: Tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể, dây thần kinh thính giác cũng sẽ bị lão hoá dần theo thời gian. Lúc này, khả năng tiếp nhận và truyền âm thanh từ tai lên não bộ giảm sút, từ đó gây nặng tai, ù tai, tai nghe kém.
  • Tiếp xúc tiếng ồn: Các chuyên gia cho biết, việc tiếp xúc thường xuyên với môi trường nhiều tiếng ồn có thể làm tổn thương cấu trúc tai, gây suy giảm thính lực. Hiểu một cách đơn giản hơn, một người bình thường sẽ bị đau tai nếu nghe âm thanh với cường độ lớn hơn 120 dB và bị điếc vĩnh viễn nếu cường độ này lên đến 130 dB.
  • Tổn thương tai trong: Theo nghiên cứu, tín hiệu truyền âm thanh sẽ bị gián đoạn nếu tế bào lông trong tai bị tổn thương. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác khó nghe, nặng tai.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc kháng sinh, thuốc lợi niệu, thuốc điều trị sốt rét, thuốc rối loạn cương dương,... khi sử dụng trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ là nặng tai, giảm thính lực.
  • Bệnh viêm nhiễm: Người bệnh bị viêm tai giữa, viêm tai trong hay viêm màng não,... cũng có nguy cơ cao gặp phải triệu chứng nặng tai, khó nghe.
  • Chấn thương: Một số chấn thương gây thủng màng nhĩ như: Tiếp xúc với âm thanh quá lớn, ngã, va đập mạnh… cũng là nguyên nhân gây nặng tai thường gặp.
  • Thói quen vệ sinh tai: Nhiều người có thói quen lấy ráy tai bằng tăm bông hoặc dụng cụ không đảm bảo gây tổn thương niêm mạc và màng nhĩ, từ đó dẫn tới suy giảm khả năng nghe.
  • Nhiều ráy tai: Ráy tai tích tụ lâu ngày làm tắc nghẽn quá trình dẫn truyền âm thanh từ tai lên não bộ, từ đó gây nặng tai, tai nghe kém.

tuoi-tac-chan-thuong-la-nhung-nguyen-nhan-nang-tai-pho-bien

Tuổi tác, chấn thương,... là những nguyên nhân gây nặng tai nhiều người gặp phải

Cách điều trị nặng tai hiệu quả

Nặng tai, tai nghe kém là vấn đề thường xảy ra ở người già. Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là các cách điều trị điếc tai hiệu quả:

Sử dụng thiết bị hỗ trợ khả năng nghe

Sử dụng thiết bị hỗ trợ khả năng nghe như máy trợ thính... để cải thiện tình trạng nặng tai là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay.

Máy trợ thính bản chất là loại máy khuếch đại âm thanh, giúp người bệnh nghe tốt hơn trong môi trường tĩnh. Mặc dù phương pháp này đem đến hiệu quả tích cực nhưng chi phí cao là vấn đề khiến nhiều người đắn đo. 

Phẫu thuật chữa nặng tai

Tuỳ thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây nặng tai, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật phù hợp. Cụ thể:

  • Đặt ống thông khí quản: Các ống nhỏ này được đặt qua màng nhĩ để tạo đường dẫn không khí vào tai giữa, nhằm cải thiện khả năng nghe.
  • Cấy ốc tai điện tử: Phương pháp cấy ghép các thiết bị điện tử vào sâu bên trong ốc tai giúp người bệnh nặng tai, khiếm thính khôi phục thính lực. Tuy nhiên, chi phí thực hiện cấy ốc tai điện tử khá cao, khoảng 200 - 700 triệu tùy từng trường hợp.

phau-thuat-chua-nang-tai-hieu-qua-nhung-ton-kem-chi-phi

Phẫu thuật chữa nặng tai hiệu quả nhưng tốn kém chi phí

Cải thiện nặng tai nhờ thảo dược Kim Thính

Song song với các cách điều trị nặng tai trên, bạn nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.

Sản phẩm có thành phần chính là chiết xuất từ cây cối xay. Một nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Dược Quốc gia Ấn Độ vào năm 2009 cho biết, chiết xuất từ cây cối xay có tính kháng viêm tương đương hoạt chất Diclofenac.

thuc-pham-bao-ve-kim-thinh-giup-cai-thien-nang-tai

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính giúp cải thiện tình trạng nặng tai

dat_mua_ngay_TML

Ngoài ra, Kim Thính còn chứa một số thành phần dược liệu khác như thục địa, câu kỷ tử, đan sâm, cốt toái bổ,... Nhờ đó, sản phẩm giúp bổ huyết, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm tại tai, giảm nặng tai, ù tai hiệu quả.

Đặc biệt, trong một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có hơn 95% người tiêu dùng rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng sản phẩm Kim Thính. Đây là bảo chứng chất lượng quan trọng để bạn có thể yên tâm trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị nặng tai, tai nghe kém qua chia sẻ của ông Hoàng Văn Dần trong video sau:

Xem thêm: Kinh nhiệm cải thiện ù tai của nhiều người khác

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị nặng tai hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để áp dụng. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay tới hotline (zalo/viber): 0916751651 - 0916767653 để được tư vấn nhanh nhất nhé!

THAM KHẢO: