Thông tin sản phẩm Kim Thính - Chuyên dùng cho các trường hợp ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực

Kim Thính là sản phẩm nguồn gốc 100% tự nhiên, hiệu quả trong phòng ngừa và cải thiện các bệnh về tai như ù tai, điếc tai suy giảm thính lực, tai nghễnh ngãng phù hợp với người cao tuổi, người làm việc trong môi trường tiếng ổn gây tổn hại đến thính giác.

Kim Thính - giúp cải thiện ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực

- Bồi bổ can thận, đặc biệt là bổ thận dương và thận âm. Giúp tăng tuần hoàn và tăng cung cấp năng lượng cho tế bào thần kinh. Tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai. Chống  viêm nhiễm ở tai. Tăng cường sức khỏe thính giác, tăng cường thính lực cho đôi tai.

- Giảm các các triệu chứng tai ù, điếc tai, suy giảm thính lực.

- Chống viêm, giảm sưng, giảm đau trong các trường hợp viêm tai, kể cả trường hợp viêm tai giữa dẫn đến giảm thính lực.

- Phòng ngừa suy giảm thính lực ở các đối tượng có nguy cơ cao như những người cao tuổi, các đối tượng tiếp xúc nhiều với tiếng ồn (nghe nhạc, nghe đài, tivi…), những người đang bị một số bệnh hoặc đang dùng một số thuốc có độc tính với tai.

1. Thành phần cấu tạo:

Mỗi viên chứa:

Cao cối xay

                      75 mg

 

 

Cao vảy ốc

                      50 mg

 

 

Cao bổ cốt toái

                      50 mg

 

 

L- Carnitine Fumarate

                    50 mg

 

 

Cao câu kỷ tử

                      50 mg

 

 

Cao đan sâm

                      50 mg

 

 

Cao thục địa

                      40 mg

 

 

Cao cẩu tích

                      50 mg

 

 

2. Cơ chế tác dụng

Mất hoặc giảm thính lực thường được hiểu là mất thính giác hoàn toàn, không nghe được gì cả hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe không rõ. Suy giảm thính giác chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức từ mọi phía.

Giảm thính lực là hiện tượng rất hay gặp ở người cao tuổi. Về phía người bệnh, họ không ý thức được đầy đủ về tầm quan trọng cũng như khả năng điều trị. Về phía người thân, quan niệm các cụ già nặng tai là chuyện bình thường nên ít quan tâm để đưa các cụ đi chữa bệnh cũng như ngại tiếp xúc với họ do phải nói to. Điều này gián tiếp làm tăng thêm mặc cảm vốn đã ngày càng trầm trọng ở các cụ.

Tình trạng mất hoặc giảm thính lực đã được khẳng định đang ngày càng gia tăng không những  ở những người cao tuổi, mà ở cả người trẻ tuổi tại các đô thị. Trong đó, khoảng 50% trẻ em bị mất thính lực nhưng thường được chẩn đoán sai là vì tâm thần chậm phát triển... mà không được xác định chính xác thủ phạm là ti vi, âm thanh nổi, máy móc, giao thông, máy hát, MP3...

Suy giảm thính lực ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người muốn xem tivi chương trình mình yêu thích nhưng lại phải bật thật to tiếng làm ảnh hưởng tới sinh hoạt chung trong gia đình, thậm chí cả hàng xóm nên ảnh hưởng lớn tới tâm lý. Người giảm thính lực cảm thấy cô lập, ai nói cũng không nghe thấy, nói to quá mọi người xung quanh lại khó chịu nên dẫn tới ngại tiếp xúc hay nói cách khác họ chủ động cô lập mình vào cuộc sống câm lặng.

Có nhiều nguyên nhân của giảm thính lực, ù tai và điếc tai:

- Tuổi cao: Quá trính lão hoá làm tổn thương các tế bào nghe ngày càng nặng lên theo tuổi. Dây thần kinh thính giác và các mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua, đem lại hậu quả là làm cho dây thần kinh bị chèn ép, ngày một teo đét dần.

- Thói quen mở âm lượng tivi cao hơn bình thường: Đôi khi các tổn thương chỉ là tạm thời nếu sự tiếp xúc với tiếng ồn được giới hạn, nhưng sự tiếp xúc với tiếng ồn lặp đi lặp lại thì điếc vĩnh viễn có thể xảy ra

- Tiếp xúc tiếng ồn: Một chuỗi tiếng động liên tiếp với độ lớn 85 decibels có thể làm giảm thính lực. Đó có thể là âm thanh từ một pha hỗn độn giao thông, một bản nhạc rock hoặc âm thanh quá lớn từ MP3. Các chuyên gia về y tế khuyên không để tai tiếp xúc với tiếng ồn 85 decibels hơn 1 giờ/ngày.

 - Dược phẩm và hóa chất: Kháng sinh Gentamicin có thể làm tổn thương tai trong. Aspirin liều cao có thể tác động gây mất thính lực tạm thời. Các chất dung môi cũng có khả năng gây mất thính lực. Liệu pháp hormone thay thế cũng ảnh hưởng thính lực do tác động của Progestin. Nếu bạn đang sử dụng những dược phẩm và liệu pháp nói trên thì nên kiểm tra tai định kỳ 6 tháng/lần và ăn thực phẩm có tác dụng tăng cường thính lực.

- Cảm cúm, sốt, viêm màng não đều có thể làm tổn thương xoắn tai; nhiễm vi khuẩn có thể gây tổn hại các tế bào nhung mao gây mất thính lực. Huyết áp cao cũng có thể ảnh hưởng đến những tế bào nhỏ ở tai giữa; nhiễm trùng tai là nguyên nhân phổ biến gây mất thính lực ở trẻ em.

- Màng nhĩ có thể thủng vì chấn thương trực tiếp từ tiếng ồn hoặc do mổ tai để điều trị nhiễm trùng...  

- Thiếu hụt các vitamin, các khoáng chất, các chất chống ô xy hóa (như acid folic, kẽm, đồng, magnesium...) cũng làm tăng nguy cơ giảm thính lực.  

 - Những người hút thuốc lá có xác suất 70% giảm thính lực do khói thuốc làm ôxy hóa tế bào trong cơ thể, bao gồm cả những tế bào lông cực kỳ nhạy cảm trong tai.

Điều trị:

Tùy theo căn nguyên gây ra Mất hoặc giảm thính lực mà sẽ sử dụng các thuốc hay biện pháp phù hợp. Các thuốc thường được sử dụng là các thuốc tăng tưới máu vi mạch và tăng cung cấp ôxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, các chất chống ô xy hóa, chống  viêm nhiễm, để tăng sức khỏe cho tai, tăng cường thính lực cho đôi tai.

Theo YHCT thận khai khiếu ra tai: Sự thể hiện của thận ra tai, thận khí kém tai ù, kém quá tai điếc. Người già hay ù tai, điếc tai là do thận khí kém.

Do đó để chữa tai ù, thính lực kém, tai điếc cần dùng thuốc bổ thận.

Ngoài ra, cần dùng thêm các thuốc hoạt huyết, phá ứ huyết để tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường các dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, từ đó giúp tăng cường thính lực của tai; dùng các thuốc tiêu sưng viêm, giảm đau, tiêu độc giúp loại trừ các viêm nhiễm ở tai.

Kim Thính là sự kết hợp giữa cây cối xay, một cây thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, tật điếc, ù tai, đau tai, kết hợp với các dược liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên có tác dụng bồi bổ can thận, đặc biệt là bổ thận dương và thận âm. Giúp tăng tuần hoàn và tăng cung cấp ôxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống  viêm nhiễm, tăng sức khỏe, tăng cường thính lực cho đôi tai. Cải thiện các tình trạng chóng mặt, ù tai, từ đó giúp giảm các triệu chứng ù tai, đau tai, mất hoặc giảm thính lực; Giúp giảm các triệu chứng của viêm tai, đau tai do viêm nhiễm ở tai. Sản phẩm giúp tăng cường thính lực ở những người bị giảm thính lực hoặc phòng ngừa giảm thính lực cho những  người  phải làm việc trong môi trường có nguy cơ bị giảm thính lực cao.

- Cối xay (Abutilon indicum (L.) Sweet) - Họ: Bông (Malvaceae): được sử dụng rất hữu hiệu trong điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, tật điếc, ù tai, đau tai. Ngoài ra còn có tác dụng chống viêm rất mạnh, giúp giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm tai.

(GS.TS Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 528).

(Võ Văn Chi, Từ điển Cây thuốc Việt Nam, tập I, trang 613).

- Vảy ốc (Ficus pumila L.) - họ dâu tằm (Moraceae): Có tác dụng bổ thận giúp giảm ù tai, tăng thính lực của tai; tác dụng hoạt huyết giải độc, tiêu thũng giúp giảm sưng viêm trong các trường hợp viêm tai.

(GS.TS Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, Trang 1006).

(Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt nam, tập II, Trang 1071).

- Cốt toái bổ (Drynaria fortune (Kze) - Họ Ráng (Polypodiaceae): Có tác dụng bổ thận, mạnh gân xương, hành huyết, phá ứ huyết, chỉ huyết do đó được sử dụng chữa thận hư, ù tai, tụ máu…

(Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt nam, tập I, trang)

- L- carnitine fumarate: là 1 acid amin có trong cơ thể con người, đóng 1 vai trò  quan trọng trong việc vận chuyển các acid béo của ty thể, một quá trình cần thiết cho quá trình oxy hóa acid béo và giải phóng năng lượng cho tế bào. Vì vậy việc bổ sung L- carnitine là rất quan trọng để tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/?term=Role+of+L-carnitine+in+the+modulation+of+immune+respone+in+aged+rats

- Câu kỷ tử (hạt của cây Câu kỷ) (Lycium chinense Mill) - họ Cà (Solanaceae): có tác dụng tăng cường miễn dịch, làm chậm sự suy lão ở người già, bổ can thận âm, ổn định khí huyết giúp giảm hẳn các tình trạng tai ù, đầu váng tai điếc, mắt mờ không nhìn rõ.

(GS.TS Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 364-365).

(Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt nam, tập I, trang 379)

- Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge): có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng lưu thông máu, tiêu sưng, giảm đau giúp giảm các triệu chứng đau, sưng, viêm ở những bệnh nhân viêm đau tai.

(GS.TS Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 736).

(Dược học cổ truyền, ĐH Dược HN, trang 291)

- Thục địa (Rehmannia glutinosa (Gaertn.): Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, nuôi dưỡng và bổ thận âm, dùng trong các trường hợp chức năng thận kém (thận âm bất túc), dẫn đến ù tai, tai điếc

(GS.TS Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 779).

(Dược học cổ truyền, ĐH Dược Hà Nội, Trang 312)

- Cẩu tích (Cibotium barometz J. Sm.) - Họ cẩu tích (Thyrsopteridaceae): Có tác dụng bổ can thận âm, giúp giảm tình trạng tai ù, tai điếc. Ngoài ra còn có tác dụng chống viêm mạnh , đặc biệt là viêm ở giai đoạn cấp tính, giảm đau do đó giúp giảm viêm, giảm đau trong các trường hợp viêm nhiễm ở tai.

 (Võ Văn Chi, Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Tập I, trang 381).

3. Công dụng của sản phẩm:

- Bồi bổ can thận, đặc biệt là bổ thận dương và thận âm. Giúp tăng tuần hoàn và tăng cung cấp năng lượng cho tế bào thần kinh. Tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai. Chống  viêm nhiễm ở tai. Tăng cường sức khỏe thính giác, tăng cường thính lực cho đôi tai.

- Giảm các các triệu chứng tai ù, điếc tai, suy giảm thính lực.

- Chống viêm, giảm sưng, giảm đau trong các trường hợp viêm tai, kể cả trường hợp viêm tai giữa dẫn đến giảm thính lực.

- Phòng ngừa suy giảm thính lực ở các đối tượng có nguy cơ cao như những người cao tuổi, các đối tượng tiếp xúc nhiều với tiếng ồn (nghe nhạc, nghe đài, tivi…), những người đang bị một số bệnh hoặc đang dùng một số thuốc có độc tính với tai.

Đối tượng sử dụng:

- Ù, điếc tai, suy giảm thính lực ở người cao tuổi;

- Người bị suy giảm thính lực do sống và làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao liên tục (tiếp xúc liên tục với âm thanh từ loa, đài, động cơ, máy nổ, giao thông…)

- Các đối tượng bị suy giảm thính lực khác: Điếc, suy giảm thính lực sau viêm nhiễm: sau viêm tai giữa, viêm tai ngoài, quai bị, viêm màng não, sốt phát ban…. hoặc sau chấn thương âm thanh hoặc chấn thương sọ não, do dùng một số thuốc ảnh hưởng đến thính giác như streptomycin, gentamycin, các thuốc tránh thai…

- Phòng ngừa suy giảm thính lực ở các đối tượng có nguy cơ cao: Như những người cao tuổi, các đối tượng tiếp xúc nhiều với tiếng ồn (tiếp xúc liên tục với âm thanh từ loa, đài, động cơ, máy nổ, giao thông…), những người đang bị một số bệnh ảnh hưởng đến thính giác, các viêm nhiễm ở tai hoặc đang dùng một số thuốc có độc tính với thính giác.

4. Cách dùng:  

- Hỗ trợ điều trị các trường hợp ù, điếc tai, giảm thính lực: 2-4 viên/lần x 2 lần/ngày.

- Phòng ngừa suy giảm thính giác và duy trì thính lực bình thường của cơ thể: 1-3 viên/lần x 2 lần/ngày.

- Nên uống sau khi ăn 1 giờ và dùng từng đợt liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.