Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều bậc làm cha, làm mẹ. Đây là căn bệnh tai mũi họng phổ biến, thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ, khiến trẻ bị suy giảm khả năng nghe nghiêm trọng. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp băn khoăn đang gặp và biết thêm về cách xử lý tình trạng viêm tai giữa ở trẻ em.
Viêm tai giữa ở trẻ - bệnh lý không thể tự khỏi
Theo thống kê, viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại khu vực tai giữa. Bệnh gặp nhiều ở trẻ em dưới 10 tuổi. Một số triệu chứng điển hình của bệnh gồm đau tai, ù tai, chảy dịch tai, tai nghe kém,...
Với thắc mắc viêm tai giữa có tự khỏi không, các chuyên gia cho biết, viêm tai giữa ở trẻ không thể tự khỏi. Trong hầu hết các trường hợp, viêm tai giữa ở trẻ em cần được can thiệp các biện pháp nội, ngoại khoa để khắc phục viêm nhiễm và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Viêm tai giữa là bệnh rất dễ tái phát. Dù đã được điều trị khỏi nhưng những tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus sẽ tấn công gây viêm nhiễm bất cứ lúc nào. Do đó, ngay cả khi trẻ đã khỏi, các bậc phụ huynh cũng không được chủ quan mà cần theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ để có phương pháp điều trị kịp thời ngay từ sớm.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không là băn khoăn của nhiều bố mẹ hiện nay
Biến chứng viêm tai giữa ở trẻ em
Bệnh viêm tai giữa không khó điều trị. Tuy nhiên, nếu chữa trị chậm trễ hoặc không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của bé. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm mà bố mẹ nên lưu ý để phòng ngừa khi trẻ bị viêm tai giữa:
- Giảm thính lực: Hầu hết trẻ em viêm tai giữa đều bị suy giảm thính lực. Triệu chứng này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận âm thanh, giao tiếp và khả năng ngôn ngữ của trẻ.
- Thủng màng nhĩ: Một số trường hợp trẻ bị viêm tai giữa mạn tính gây ra các đợt viêm tái phát liên tục, khiến màng nhĩ bị thủng. Nếu không có phương pháp xử lý sớm, trẻ có thể bị mất thính lực vĩnh viễn.
- Viêm tai giữa mạn tính: Viêm tai giữa cấp tính không điều trị sớm sẽ dẫn tới viêm tai giữa mạn tính. Lúc này, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng dai dẳng như ù tai, đau tai, tai nghe kém, chảy dịch tai,...
- Viêm tai xương chũm: Viêm tai xương chũm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn cả là trẻ em. Bệnh gây ra các cơn đau tai kèm sốt cao kéo dài, đau thành từng đợt, đau lan sang vùng thái dương, xương chũm.
- Viêm màng não: Theo nghiên cứu, viêm màng não chiếm đến 40% biến chứng nội sọ của viêm tai giữa. Ngoài các triệu chứng tai nghe kém, đau tai dữ dội, trẻ có thể bị nôn mửa, sốt cao, nhạy cảm với ánh sáng.
- Áp xe não: Áp xe não chiếm khoảng 25% biến chứng nội sọ do viêm tai giữa. Đây là bệnh lý nặng nề, có thể gây tử vong nếu không được điều trị sớm.
Thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm là những biến chứng viêm tai xương chũm nguy hiểm ở trẻ
Nên làm gì khi trẻ bị viêm tai giữa?
Viêm tai giữa ở trẻ em không thể tự khỏi hoàn toàn nếu không có biện pháp xử lý triệt để, vì vậy bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra phác đồ điều trị an toàn cho trẻ. Dưới đây là một số gợi ý mà bố mẹ có thể áp dụng để cải thiện tình trạng viêm tai giữa ở trẻ:
Cho trẻ sử dụng thuốc chữa viêm tai giữa
Tùy vào tình trạng và mức độ viêm tai giữa, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc điều trị phù hợp như:
- Thuốc kháng sinh: Trường hợp trẻ em bị viêm tai giữa do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ cân nhắc cho trẻ sử dụng kháng sinh với liệu trình từ 7 - 10 ngày để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Một số nhóm thuốc thường dùng như ampicillin, cephalosporin, macrolid,...
- Thuốc kháng viêm: Nhóm thuốc này được ưu tiên sử dụng khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sưng, phù nề, đau tai. Thuốc thường sử dụng với liệu trình từ 2 - 5 ngày.
- Thuốc chống phù nề: Một số thuốc như alphachymotrypsin,... có tác dụng giảm sưng, giảm phù nề do viêm tai giữa.
- Trẻ cần được vệ sinh tai mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý như sterimar hoặc coldi B,...
- Ngoài ra, một số thuốc nhỏ tai khác cũng thường được dùng để giảm triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ gồm ciprodex, ofloxacin,...
Thuốc tây giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ
Chăm sóc cho trẻ bị viêm tai giữa
Ngoài các thuốc tây y, bố mẹ cần biết cách chăm sóc cho trẻ khi bị viêm tai giữa. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bố mẹ có thể tham khảo khi điều trị viêm tai giữa cho con:
- Vệ sinh tai: Nếu trẻ bị chảy dịch mủ ở tai, hãy làm sạch tai cho trẻ bằng tăm bông. Bạn nên lau nhẹ nhàng khu vực vành tai và lỗ tai cho trẻ, không nên lau quá sâu gây tổn thương màng nhĩ.
- Vệ sinh mũi bằng cách rửa mũi ngày 2 - 3 lần cho trẻ với nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Mũi và tai thông với nhau, việc làm này sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm tại mũi.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với nước bẩn, môi trường ô nhiễm hoặc có nhiều tiếng ồn.
Bố mẹ nên vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa mỗi ngày 2 lần
Sử dụng thảo dược chữa viêm tai giữa
Song song với các phương pháp trên, chuyên gia khuyên người bệnh viêm tai giữa nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược Kim Thính có thành phần chính là cây cối xay.
Cây cối xay là dược liệu có tính chống khuẩn, kháng viêm mạnh. Nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Đại học Dược Quốc gia Ấn Độ vào năm 2009 cho thấy, chiết xuất từ cây cối xay giúp giảm đau, kháng khuẩn tương đương hoạt chất Diclofenac.
Ngoài cối xay, Kim Thính còn chứa một số thành phần khác như cốt toái bổ, câu kỷ tử, cẩu tích, thục địa, đan sâm,... có tác dụng giảm đau, bổ thận, hoạt huyết, cải thiện khả năng nghe, phòng ngừa biến chứng ù tai, giảm thính lực ở trẻ nhỏ hiệu quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính hỗ trợ điều trị viêm tai giữa
Kim Thính nhận được đánh giá cao của chuyên gia đầu ngành. Đặc biệt, gần đây, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã thực hiện một cuộc khảo sát cho kết quả, có tới hơn 95% người dùng rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng Kim Thính. Trong đó có ông Nguyễn Văn Kiểm - bệnh nhân bị viêm tai giữa lâu năm. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của ông Kiểm trong video dưới đây:
Nội dung bài viết trên đã giải đáp băn khoăn viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không và bật mí cách xử lý khi trẻ bị viêm tai giữa. Bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0916751651 - 0916767653 nếu cần tư vấn thêm về bệnh này nhé!