Giảm thính lực là tình trạng người bệnh bị suy giảm khả năng nghe ở nhiều mức độ khác nhau. Đó có thể là điếc nhẹ, điếc vừa hoặc điếc nặng. Giảm thính lực gây nhiều ảnh hưởng tới giao tiếp cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm thính lực. Dưới đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.

Giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn lớn

Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn liên tục có thể gây giảm thính lực kéo dài. Một thủ phạm phổ biến là tiếng ồn nơi làm việc như máy móc. Ước tính, có khoảng 30 triệu người Mỹ phải đối mặt với nguy cơ bị điếc tai, nghe kém ở nơi làm việc. Tại Việt Nam, số lượng người bị điếc do nghề nghiệp cũng đang ngày càng gia tăng. Những thiết bị như: Dụng cụ điện, máy khoan, máy đục, cưa,… có thể làm hỏng thính giác theo thời gian. Nếu có thể, bạn hãy tránh hoặc nghỉ ngơi sau khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Đeo nút tai hoặc bảo vệ tai phù hợp để bảo vệ thính lực tốt hơn.

Do chấn thương hoặc thay đổi áp suất

Chấn thương đầu nghiêm trọng có thể làm trật khớp xương tai giữa hoặc tổn thương dây thần kinh và gây giảm thính lực vĩnh viễn. Những thay đổi đột ngột về áp suất như đi máy bay hoặc lặn biển cũng có thể dẫn đến tổn thương màng nhĩ, tai giữa, tai trong và gây suy giảm thính lực. Tình trạng này thường lành sau một vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, tổn thương sẽ khiến bạn bị điếc nặng và cần đến một ca phẫu thuật để phục hồi thính lực.

Do sử dụng thuốc

Một số loại thuốc được biết là gây mất thính lực và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Chúng bao gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc điều trị ung thư… Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, sử dụng thường xuyên aspirin, NSAID và acetaminophen có thể làm tăng nguy cơ điếc tai. Trong một số trường hợp, tác dụng phụ liên quan đến thính giác sẽ biến mất khi bạn ngừng dùng thuốc.

Mắc bệnh mạn tính gây giảm thính lực

Một số bệnh mạn tính không liên quan trực tiếp đến tai có thể gây mất thính lực. Những bệnh này gây hại bằng cách làm gián đoạn lưu lượng máu đến tai trong hoặc não. Các bệnh lý có liên quan tới tình trạng suy giảm thính lực bao gồm: Bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao và tiểu đường. Các bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, cũng có thể liên quan đến một số dạng mất thính giác.

Do có khối u

Tăng trưởng không ung thư của khối u bao gồm: U xương, exostoses và polyp lành tính, có thể chặn ống tai, gây suy giảm thính lực. Trong một số trường hợp, loại bỏ khối u có thể khôi phục thính lực. Một khối u phát triển trên dây thần kinh thính giác ở tai trong cũng khiến bạn gặp phải các vấn đề mất cân bằng, tê mặt và ù tai. Điều trị đúng, kịp thời sẽ giúp bảo tồn sức khỏe thính giác.

Xem thêm: Những thói quen xấu gây điếc tai, nghe kém

Do sử dụng tai nghe

Những người bên cạnh có thể nghe nhạc hoặc lời bài hát bạn đang nghe qua tai nghe không? Nếu có thì bạn sẽ phải giảm âm lượng để tránh ảnh hưởng tới cơ quan thính giác. Việc mở âm lượng quá lớn khi sử dụng tai nghe sẽ làm tổn thương những tế bào lông nhỏ ở tai trong và gây điếc tạm thời hoặc vĩnh viễn. Âm lượng càng lớn, thời gian nghe càng lâu thì nguy cơ điếc của bạn càng nhiều. Để an toàn hơn, hãy giảm âm lượng xuống dưới 60% và giới hạn thời gian nghe không quá 60 phút/ngày.

Do ráy tai

Ráy tai bảo vệ ống tai chống lại bụi bẩn và vi khuẩn. Nhưng ráy tai có thể tích tụ và cứng lại. Sự tắc nghẽn này gây ảnh hưởng đến thính giác. Nó cũng khiến bạn bị đau tai, hoặc cảm thấy như tai mình bị tắc. Nếu đang nghĩ rằng, bạn bị tắc nghẽn ráy tai, đừng loại bỏ chúng bằng tăm bông mà hãy nhờ một người có chuyên môn. Như vậy sẽ an toàn hơn cho thính lực.

Giảm thính lực do tuổi tác

Khả năng nghe sẽ yếu dần khi chúng ta già đi. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi bạn có nhiều phương pháp để bảo vệ đôi tai. Thông thường, suy giảm thính lực liên quan đến tuổi là do sự mất dần của các tế bào lông ở tai trong. Rất khó để khôi phục thính lực do tuổi tác nhưng nếu biết cách, bạn vẫn có thể cải thiện khả năng nghe và ngăn ngừa không cho tình trạng này tiến triển nặng hơn.

Do bị nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng nhiều người trưởng thành cũng có thể mắc phải tình trạng này. Nhiễm trùng tai không được điều trị đúng cách sẽ làm tổn thương cơ quan thính giác ở tai và gây điếc. Chính vì vậy, khi có biểu hiện nghi nhiễm trùng tai, bạn cần điều trị sớm, đúng cách để không gây ảnh hưởng tới thính lực.

Nguyên nhân gây giảm thính lực là gì? Mời bạn nghe chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn trong video sau:

Xem thêm: Viêm tai giữa cấp – Thủ phạm gây điếc tai phổ biến

Cải thiện tình trạng giảm thính lực nhờ sản phẩm thảo dược

Như vậy, có thể thấy giảm thính lực là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, Do đó, bạn cần tránh những yếu tố nguy cơ như trên để thính lực luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, hiện nay, việc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe đang được giới chuyên gia đánh giá cao, nhiều người tưởng lựa chọn và cho thấy hiệu quả tích cực. Tiêu biểu nhất trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.

Kim Thính là sự kết hợp của cây cối xay cùng nhiều thảo dược quý khác như: Vảy ốc, cốt toái bổ, đan sâm, câu kỷ tử, cẩu tích,... Sản phẩm giúp:

- Tăng cường chức năng thận vì thận khai khiếu ra tai, do đó nếu chức năng thận yếu kém thì khả năng nghe của tai cũng bị suy giảm.

- Tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường các dưỡng chất đến nuôi dưỡng thần kinh tai.

- Giảm đau, chống viêm trong trường hợp có viêm nhiễm ở tai.

Sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ù tai, điếc tai hiệu quả ở người có nguy cơ cao như: Người làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn lớn, người bị thiếu máu do thiếu sắt, người cao tuổi,…

Kinh nghiệm cải thiện suy giảm thính lực thành công

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, không ít người bị điếc tai đã cải thiện tình trạng bệnh sau khi sử dụng Kim Thính. 

>>> Bà Phan Thị Tuyết (sinh năm 1958, ở xóm 5, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An – SĐT: 0393.123.253)

Bị nghe kém từ năm lên 7 tuổi nhưng vì không có điều kiện chạy chữa nên bà phải sống chung với bệnh suốt 53 năm trời. Càng có tuổi, tai bà càng bị điếc nặng, khó giao tiếp với người khác. Vậy mà, nhờ sử dụng sản phẩm Kim Thính, bà đã nghe được bình thường, hết ù tai và trở lại cuộc sống vui vẻ giao tiếp với mọi người. Cùng nghe chia sẻ của bà Tuyết trong video sau:

>>> Bà Phạm Thị Liên (ở xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa)

Bà Phạm Thị Liên, 58 tuổi bị ù tai phải, luôn nghe thấy tiếng vo ve trong tai, còn tai trái thì đã điếc đặc từ hồi học lớp 3, lớp 4. Sau hơn 50 năm điều trị đủ mọi cách mà không ăn thua, bà Liên đã tìm ra phương pháp cải thiện tình trạng ù tai, điếc tai, nghe tiếng ve kêu trong tai hiệu quả chỉ sau 3 tháng. Cùng xem chia sẻ kinh nghiệm cải thiện ù tai, điếc tai thành công của bà Liên trong video sau:

Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện ù tai, nghe kém của chị Trần Thị Huệ (Thừa Thiên Huế)

Đánh giá của chuyên gia

Cây cối xay được sử dụng từ xa xưa với công dụng cải thiện các bệnh về tai hiệu quả. Ngày nay, cây cối xay kết hợp cùng thảo dược như đan sâm, thục địa, vảy ốc,… giúp mang đến hiệu quả cải thiện điếc tai, nghe kém ở người cao tuổi. Cùng theo dõi video dưới đây để nghe PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn kỹ hơn về vấn đề này:

Xem thêm: Điều trị ù tai, nghe kém bằng thảo dược có hiệu quả không?

Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết những nguyên nhân gây giảm thính lực phổ biến nhất. Hãy luôn có chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống điều độ và đừng quên sử dụng sản phẩm Kim Thính mỗi ngày, bạn nhé!

Mọi thắc mắc liên quan tới tình trạng giảm thính lực cũng như sản phẩm Kim Thính, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

*Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!