Khiếm thính (điếc hoặc suy giảm thính lực) là tình trạng bạn không thể nghe được toàn bộ hoặc một phần âm thanh. Tình trạng này khiến người mắc gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Vậy bạn đã biết nguyên nhân gây khiếm thính là do đâu và làm sao để khắc phục hiệu quả?

Khiếm thính là gì?

Khiếm thính hiểu đơn giản là tình trạng điếc tai, khiếm khuyết thính lực. Khi bị khiếm thính, người bệnh sẽ cảm thấy khó có thể nghe và hiểu lời nói hoặc âm thanh từ môi trường bên ngoài.

Ước tính, hơn 10% dân số Pháp sẽ phải đối mặt với tình trạng mất hoặc giảm thính lực. Thống kê tại đất nước này cũng cho thấy, cứ một nghìn trẻ thì có một trẻ bị điếc bẩm sinh. Ở độ tuổi 3, cứ 1000 trẻ thì có 3 trẻ bị điếc nặng hoặc điếc sâu.

Có khoảng 12 - 18% trẻ em bị viêm tai giữa thanh dịch kéo dài trong 5 năm đầu đời, viêm tai giữa có thể là nguyên nhân dẫn đến mất thính lực tạm thời.

Khiếm Thính là tình trạng người bệnh bị suy giảm khả năng nghe

Khiếm Thính là tình trạng người bệnh bị suy giảm khả năng nghe

Phân loại khiếm thính

Dựa vào khả năng phát hiện âm thanh, khiếm thính được chia thành 4 cấp độ như sau:

- Khiếm thính nhẹ: Ở cấp độ này, người bệnh chỉ có thể phát hiện âm thanh trong khoảng từ 25 - 29 decibel (dB). Họ có thể thấy khó hiểu lời người khác đang nói, đặc biệt là khi có nhiều tiếng ồn xung quanh.

- Khiếm thính vừa: Người bệnh chỉ có thể phát hiện âm thanh trong khoảng từ 40 - 69 dB. Lúc này, người mắc khó có thể theo dõi một cuộc trò chuyện bình thường.

- Khiếm thính nặng: Người mắc chỉ nghe thấy âm thanh trên 70 - 89 dB. Một người khiếm thính nặng thường phải đọc môi hoặc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp.

- Khiếm thính sâu (điếc sâu): Bất kỳ ai không thể nghe thấy âm thanh dưới 90dB đều bị điếc sâu. Một số người bị điếc sâu không thể nghe thấy gì cả, ở bất kỳ mức độ decibel nào. Giao tiếp được thực hiện bằng ngôn ngữ ký hiệu, đọc môi hoặc viết ra giấy.

Người bị khiếm thính nặng cần phải sử dụng máy trợ thính

Người bị khiếm thính nặng cần phải sử dụng máy trợ thính

Nguyên nhân gây khiếm thính là do đâu?

Tai của chúng ta bao gồm ba khu vực chính là: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Sóng âm truyền qua tai ngoài và gây rung ở màng nhĩ. Màng nhĩ và ba xương nhỏ của tai giữa, khuếch đại các rung động khi chúng di chuyển đến tai trong. Tại đây, các rung động truyền qua chất lỏng trong ốc tai. Ở ốc tai, có hàng ngàn sợi lông nhỏ giúp chuyển các rung động âm thanh thành tín hiệu điện được truyền đến não. Não sẽ biến những tín hiệu này thành âm thanh.

Khiếm thính, suy giảm thính lực có thể là do một hoặc nhiều bộ phận ở tai bị tổn thương, khiến nó không thể thực hiện tốt chức năng của mình. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiếm thính có thể do:

- Tổn thương tai trong: Quá trình lão hóa hoặc tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể gây ra sự hao mòn trên lông hoặc tế bào thần kinh trong ốc tai gửi tín hiệu âm thanh đến não. Khi những sợi lông hoặc tế bào thần kinh này hư hỏng, tín hiệu điện không được truyền đi một cách hiệu quả sẽ gây điếc tai, nghe kém.

- Ráy tai tích tụ: Ráy tai có thể chặn ống tai ngoài và ngăn chặn sự truyền sóng âm thanh. Loại bỏ ráy tai có thể giúp khôi phục thính lực như bình thường.

- Nhiễm trùng tai và phát triển xương bất thường hoặc khối u ở tai ngoài, tai giữa đều có thể gây ra tình trạng khiếm thính.

- Thủng màng nhĩ: Nghe tiếng nổ lớn, áp suất thay đổi đột ngột, ngoáy tai không đúng cách hoặc nhiễm trùng có thể khiến màng nhĩ bị thủng và ảnh hưởng đến thính lực.

- Với trẻ nhỏ, khiếm thính chủ yếu là do di truyền. Ngoài ra, khi mang bầu, mẹ có những thói quen như: Hút thuốc lá, sử dụng rượu, ma túy,… hoặc mắc các bệnh như: Sởi, Rubella, quai bị,… dễ ảnh hưởng đến thai nhi và khiếm thính bẩm sinh là một trong những biến chứng phổ biến.

Người cao tuổi dễ bị khiếm thính, suy giảm khả năng nghe

Người cao tuổi dễ bị khiếm thính, suy giảm khả năng nghe

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị khiếm thính

Tình trạng nghe kém có thể xảy ra một cách dần dần hoặc đột ngột. Mất thính lực có thể rất nhẹ, dẫn đến những khó khăn nhỏ khi nói chuyện, hoặc nghiêm trọng như điếc hoàn toàn. Một số triệu chứng cho thấy thính lực của bạn đang bị suy giảm, bao gồm:

- Nghe tivi hoặc radio với âm lượng lớn.

- Khó hiểu lời nói, đặc biệt là trong môi trường ồn ào.

- Nhận thức thấy người khác đang lầm bầm.

- Khó nghe cuộc nói chuyện qua điện thoại.

- Thường yêu cầu mọi người lặp lại những điều họ vừa nói.

- Tránh các tình huống xã hội.

- Có các triệu chứng ù tai, nghe thấy tiếng kêu ở trong tai.

Những người bị mất thính lực tần số cao thường bỏ lỡ những âm thanh như: Tiếng nói của phụ nữ và trẻ nhỏ; tín hiệu rẽ xe; tiếng bíp trên bộ hẹn giờ và lò vi sóng; tiếng chim hót;…

Phòng ngừa khiếm thính bằng cách nào?

Không gì có thể ngăn ngừa các vấn đề về thính giác xảy ra từ khi sinh hoặc khiếm thính do bệnh tật hoặc tai nạn. Tuy nhiên, một số biện pháp có thể được thực hiện để giảm nguy cơ khiếm thính như:

- Khi sử dụng tivi, radio, máy nghe nhạc và đồ chơi: Không đặt âm lượng quá cao. Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với tác hại của âm nhạc lớn. Đồ chơi ồn ào có thể gây nguy hiểm cho thính giác của trẻ.

- Nếu bạn làm việc trong môi trường ồn ào, như vũ trường, câu lạc bộ đêm và quán rượu, hãy đeo nút tai để bảo vệ thính giác.

- Không cho bông gạc vào tai người lớn hoặc trẻ sơ sinh vì điều này dễ gây tổn hại tới cơ quan thính lực.

- Bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm tốt cho thính lực như: Cá, chuối, rau xanh, hoa quả. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều đường vì chúng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới thính lực.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp cải thiện khiếm thính

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp cải thiện khiếm thính

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khiếm thính nhờ sản phẩm thảo dược

Khiếm thính gây nhiều khó khăn trong giao tiếp nên ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cũng như công việc của người mắc. Nếu là người có nguy cơ cao bị suy giảm thính lực, khiếm thính thì bạn cần tìm cho mình phương pháp để phòng bệnh ngay từ sớm. 

Hiện nay, giới chuyên gia luôn khuyên mọi người nên sử dụng sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên để tăng cường khả năng nghe. Tiêu biểu trong số đó có thể kể tới thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.

Kim Thính được nhiều người tiêu dùng đánh giá hài lòng và rất hài lòng

Kim Thính được nhiều người tiêu dùng đánh giá hài lòng và rất hài lòng

Kim Thính là sản phẩm chứa thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng các thảo dược quý khác như câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, đan sâm, thục địa, vảy ốc,… Các thảo dược này có tác dụng tăng tuần hoàn máu và tăng cung cấp oxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, tăng cường thính lực,...

Sản phẩm được chuyên gia đánh giá cao và nhiều người sử dụng cho hiệu quả tích cực. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có tới 95% người dùng hài lòng và rất hài lòng về Kim Thính.

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, không ít người bị khiếm thính, suy giảm thính lực đã cải thiện tình trạng bệnh nhờ dùng Kim Thính. Bà Phan Thị Tuyết ở xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An là một trong những trường hợp điển hình sử dụng sản phẩm Kim Thính cho hiệu quả tốt.

Bị khiếm thính từ nhỏ nhưng vì không có điều kiện chạy chữa nên bà phải sống chung với bệnh suốt 53 năm trời. Càng có tuổi, bà càng nghe kém, khó giao tiếp với người khác. Vậy mà, nhờ sử dụng sản phẩm Kim Thính, bà đã nghe được bình thường, hết ù tai và trở lại cuộc sống vui vẻ giao tiếp với mọi người. Cùng nghe chia sẻ của bà Tuyết trong video sau:

Mọi thắc mắc liên quan tới tình trạng khiếm thính, ù tai, giảm thính lực, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất! Sản phẩm Kim Thính có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Xem thêm: 7 cách chữa nghe kém dẫn truyền hiệu quả