Viêm tai là bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Bệnh không được thăm khám sớm và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường về sau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các phương pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm tai.

Viêm tai là gì?

Viêm tai là tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại tai. Theo các chuyên gia, viêm tai được phân làm 3 loại chính là: Viêm tai giữa, viêm tai ngoài và viêm tai trong. Trong đó, viêm tai giữa là bệnh phổ biến và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nhất. Khi bị viêm tai, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như: 

  • Ù tai: Khi tai bị viêm, phần lớn người bệnh sẽ bị ù tai, nghe thấy âm thanh lạ trong tai, đó có thể là tiếng nước chảy, tiếng dế kêu, tiếng ve kêu,... Những âm thanh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực nếu không được cải thiện kịp thời.
  • Đau tai: Nhiều người bệnh bị viêm tai chia sẻ rằng, họ thường gặp phải những cơn đau nhức tai nhẹ vào buổi sáng. Cơn đau này sẽ nặng dần theo thời gian, đau có thể lan sang cả vùng đỉnh đầu, thái dương,...
  • Tai chảy dịch: Trường hợp viêm tai nặng, người bệnh sẽ bị chảy dịch từ trong lỗ tai.
  • Ngoài ra, một số triệu chứng phổ biến khác bao gồm phù nề xung quanh tai, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,...

u-tai-dau-tai-la-nhung-trieu-chung-thuong-gap-cua-viem-tai

Ù tai, đau tai,... là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tai

 

Nếu đang bị viêm tai, ù tai, điếc tai, nghe kém, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn miễn phí

hotline

Nguyên nhân viêm tai

Theo nghiên cứu, nguyên nhân hàng đầu gây viêm tai là vi khuẩn và virus. Những tác nhân này khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào bên trong tai thông qua vòi nhĩ và gây viêm nhiễm. Các chuyên gia cho biết, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm tai. Nguyên nhân bởi, vòi nhĩ ở trẻ chưa được phát triển đầy đủ, hệ miễn dịch còn yếu nên dễ bị viêm tai, đặc biệt là viêm tai giữa.

Ngoài ra, viêm tai còn là do một số nguyên nhân sau:

  • Người bệnh viêm mũi họng, viêm amidan, viêm xoang, quai bị,... không chữa trị sớm sẽ gây biến chứng viêm tai.
  • Chấn thương bên ngoài gây tổn thương hoặc thủng màng nhĩ, nhiễm trùng tai.
  • Nước tích tụ bên trong lỗ tai sau khi bơi lội hoặc tắm là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn, nấm sinh sôi, phát triển và tấn công gây viêm.
  • Lấy ráy tai không đúng cách hoặc dụng cụ vệ sinh tai không đảm bảo là nguyên nhân gây viêm tai thường gặp.
  • Ô nhiễm tiếng ồn, thời tiết thất thường cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ người bệnh bị viêm tai.

nguyen-nhan-viem-tai-gom-thoi-quen-ve-sinh-tai-chan-thuong

Nguyên nhân viêm tai thường gặp gồm thói quen vệ sinh tai, chấn thương,...

Xem thêm: Cách trị viêm tai giữa hiệu quả theo đông y và tây y

Cách điều trị viêm tai hiệu quả

Các phương pháp điều trị viêm tai hiện nay hầu hết đều tuân thủ nguyên tắc phục hồi thính lực, ngăn ngừa tái phát và biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số cách chữa được nhiều người áp dụng:

Bị viêm tai nên uống thuốc gì?

Khi bị viêm tai, người bệnh thường được chỉ định uống thuốc hạ sốt, giảm đau. Bên cạnh đó, tùy vào mức độ và giai đoạn viêm, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp.

  • Giai đoạn xung huyết: Theo nghiên cứu, liên cầu, phế cầu, Hemophilus,... là những tác nhân gây viêm tai phổ biến. Bởi vậy, ở giai đoạn này, người bệnh chủ yếu được điều trị bằng các thuốc chống viêm, phù nề hoặc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen.
  • Giai đoạn ứ mủ: Lúc này, tai đã xuất hiện dịch mủ nên bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp trích rạch màng nhĩ, kết hợp với thuốc kháng sinh như amoxicillin, cefaclor, roxithromycin,...

Mặc dù dùng thuốc tây chữa viêm tai đem đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này thường tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe. Một số tác dụng phụ nguy hiểm mà bạn có thể gặp trong quá trình điều trị có thể kể đến như kích ứng, dị ứng, nổi mẩn, phát ban,... 

Bởi vậy, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc tây mà phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị.

su-dung-thuoc-tay-chua-viem-tai-tiem-an-tac-dung-phu-cho-suc-khoe

Sử dụng thuốc tây chữa viêm tai tiềm ẩn tác dụng phụ cho sức khỏe

Chữa viêm tai bằng phương pháp phẫu thuật

Khi người bệnh viêm tai bị chảy dịch mủ màu xanh hoặc vàng, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với biện pháp nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để hạn chế biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật phổ biến thường được áp dụng để điều trị viêm tai:

  • Cắt Amidan.
  • Đặt ống thông khí.
  • Vá màng nhĩ.
  • Phẫu thuật chỉnh xương con.
  • Phẫu thuật xương chũm.

Thời gian phục hồi phẫu thuật là từ 1 - 2 tháng. Trong thời gian này, người bệnh phải thường xuyên vệ sinh tai theo hướng dẫn và tái khám định kỳ. Tương tự như biện pháp nội khoa, phẫu thuật có thể để lại nhiều biến chứng cho sức khỏe người bệnh. Bởi vậy, bạn nên cân nhắc và tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật để chữa viêm tai.

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên để chữa viêm tai

Nếu bị viêm tai ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên sau để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Hành tây: Hành tây được sử dụng như một bài thuốc chữa viêm tai vào đầu năm 1800. Theo nghiên cứu, hoạt chất quercetin trong hành tây là một loại flavonoid có tính kháng viêm, chống khuẩn. Bạn có thể nghiền và ép hành tây thành nước rồi uống hàng ngày để trị viêm tai.
  • Giấm táo: Cách chữa viêm tai bằng giấm táo là phương pháp an toàn và hiệu quả. Theo chuyên gia, giấm táo chứa thành phần acid axetic, có tác dụng ngăn chặn sự lây lan và phát triển của vi khuẩn. Khi bị viêm tai, bạn chỉ cần nhỏ 3 - 4 giọt giấm táo và để yên trong khoảng 15 phút. Kiên trì áp dụng cách làm này ít nhất 1 tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Dầu dừa: Dầu dừa có tính kháng khuẩn, chống nấm tự nhiên. Cách chữa viêm tai bằng dầu dừa rất đơn giản, bạn nhỏ 3 - 4 giọt dầu dừa lên bông gòn, rồi thấm vào lỗ tai đang bị viêm. Thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng viêm tai được cải thiện.

su-dung-nguyen-lieu-tu-nhien-nhu-hanh-toi-giup-cai-thien-viem-tai-hieu-qua

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên như hành tây, tỏi,... giúp cải thiện viêm tai hiệu quả

Hỗ trợ điều trị viêm tai nhờ Kim Thính

Ngoài các phương pháp hữu ích trên, để chữa viêm tai hiệu quả, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính. 

 

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-kim-thinh-ho-tro-dieu-tri-viem-tai

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính chứa thành phần thảo dược hỗ trợ điều trị viêm tai 

dat_mua_ngay

Sản phẩm có thành phần chính là cây cối xay. Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Trường Đại học Dược Quốc gia Ấn Độ cho biết, chiết xuất từ cây cối xay có tác dụng kháng viêm mạnh, tương đương hoạt chất diclofenac. Ngoài cây cối xay, Kim Thính còn chứa nhiều thành phần thảo dược khác như cốt toái bổ, thục địa, vảy ốc, câu kỷ tử,... Sự kết hợp hoàn hảo giữa các dược liệu thiên nhiên và công thức bào chế hiện đại đem đến công dụng bổ thận, tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm tai trong hiệu quả. 

Hơn 10 năm có mặt trên thị trường dược phẩm, Kim Thính nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các chuyên gia đầu ngành. Đặc biệt, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Tạp chí Kinh tế vào năm 2021 cho kết quả, có đến hơn 95% người dùng rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng sản phẩm. 

Hàng ngàn người bệnh bị viêm tai, suy giảm thính lực đã phục hồi thần kỳ nhờ sản phẩm Kim Thính. Điển hình là ông Nguyễn Văn Kiểm ở Hải Dương. Bạn có thể nghe thêm chia sẻ của ông trong video dưới đây:

Cách phòng ngừa viêm tai

Bệnh viêm tai có thể được phòng ngừa nếu bạn áp dụng các phương pháp dưới đây:

Đối với người lớn:

  • Tạo thói quen vệ sinh tai đúng cách: Khi lấy ráy tai hoặc làm sạch tai, bạn nên sử dụng các dụng cụ đã được khử khuẩn. Ngoài ra, bạn cần chú ý thực hiện động tác nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh làm trầy xước, tổn thương tai, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Giữ cho tai luôn khô ráo: Nước tích tụ lâu ngày trong tai là nguyên nhân gây viêm tai mà nhiều người gặp phải. Bởi vậy, ngay sau khi tắm hoặc bơi lội, bạn nên sử dụng bông gòn để thấm hết phần nước đọng trong lỗ tai.
  • Điều trị sớm các bệnh lý tai mũi họng như viêm amidan, viêm họng,...

Đối với trẻ nhỏ:

  • Hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, thuốc lá,...
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo chỉ định.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi làm sạch tai cho trẻ.
  • Kiểm soát dị ứng cho trẻ bằng cách vệ sinh mũi sạch sẽ khi trẻ bị chảy nước mũi.

Nội dung bài viết trên đã giúp bạn biết được viêm tai là gì, cách phòng tránh và điều trị viêm tai hiệu quả. Để được tư vấn thêm về bệnh viêm tai, bạn hãy gọi ngay tới hotline (ZALO/VIBER): 0916.751.651 - 0916.767.653 nhé!

THAM KHẢO: