Viêm tai giữa là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Theo các nghiên cứu, khoảng 5% dân số Việt Nam mắc bệnh viêm tai giữa. Do đó, việc nắm vững các kiến thức về dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh hiểu tình trạng sức khỏe của mình. Đồng thời, hiểu về các thuốc chữa viêm tai giữa cũng góp phần trong quá trình lựa chọn và sử dụng hợp lý trong điều trị.
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở không gian tai phía sau màng nhĩ. Đây là nơi chứa nhiều xương cực nhỏ có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền âm thanh. Do đó, khi bị viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của quá trình truyền dẫn âm thanh và gây nên nhiều vấn đề về thính giác.
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa
Biểu hiện viêm tai giữa dễ nhận biết
Các biểu hiện viêm tai giữa thường phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng. Có thể phân thành hai loại: Viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mạn tính.
Viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính thường xảy ra sau những cơn cảm lạnh. Các triệu chứng điển hình thường là đau tai, sốt hay chảy dịch mủ lỏng,...
- Đau tai: Khi có nhiễm trùng ở tai, niêm mạc tai sẽ sưng đỏ, viêm lở làm xuất hiện các cơn đau tai, ù tai. Tình trạng đau có thể kéo dài từ nhẹ đến nặng, đau lan ra cả phần đầu và có cảm giác ứ đọng nước trong tai.
- Sốt: Viêm nhiễm thường gây sốt. Đối với trẻ nhỏ, triệu chứng sốt có thể là triệu chứng dễ nhận biết nhất. Khi sốt, người bệnh sẽ cảm thấy mệt, mỏi cơ và khát nước.
- Chảy dịch mủ lỏng: Trong khoang tai giữa bị viêm xuất hiện quá nhiều dịch mủ lỏng sẽ gây áp lực lên màng nhĩ, làm thủng màng nhĩ. Khi đó, dịch sẽ chảy ra ngoài làm ống tai bị ẩm ướt.
Viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa cấp tính không điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng viêm tai giữa mạn tính. Do đó, các biểu hiện của viêm tai giữa mạn tính sẽ tương tự viêm tai giữa cấp tính.
- Đau tai: Tình trạng đau tai thường ít xảy ra ở viêm tai giữa mạn tính, chủ yếu là cảm giác căng tức tai, đầy tai do tích tụ dịch.
- Chảy dịch mủ: Dịch mủ lúc đầu thường trong, không thối. Nhưng lâu dần sẽ xuất hiện dịch mủ xanh và thối.
- Mất thính lực: Viêm nhiễm tai giữa kéo dài gây thủng màng nhĩ và ảnh hưởng đến chuỗi xương con ở tai. Từ đó gây giảm thính lực hoặc mất thính lực một bên tai.
Đau tai là một dấu hiệu của viêm tai giữa
Nếu đang bị ù tai, điếc tai, nghe kém, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn miễn phí
Nguyên nhân viêm tai giữa
Viêm tai giữa là do sự phát triển của vi khuẩn, vi-rút làm tổn thương niêm mạc tai. Các vi khuẩn, vi-rút có thể xâm nhập vào tai từ họng, mũi qua ống Eustachian. Do đó, viêm tai giữa có thể xuất hiện sau các cơn cảm lạnh hoặc do sự tắc nghẽn của ống Eustachian.
- Cảm lạnh: Tai, mũi, họng là ba khoang thông với nhau. Vì vậy, khi bị cảm lạnh, vi khuẩn từ họng, mũi sẽ lan lên tai gây sưng viêm tai giữa. Viêm họng, viêm amidan hay viêm xoang cũng có thể là nguyên nhân gây viêm tai giữa do sự lây lan vi khuẩn như vậy.
- Rối loạn ống Eustachian: Ống Eustachian là ống thông tai giữa và vòm họng có chức năng giúp thoát dịch ở tai. Khi ống Eustachian bị tắc nghẽn, dịch sẽ ứ đọng ở tai giữa tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi-rút và nấm phát triển gây viêm tai giữa.
Tắc nghẽn ống Eustachian thường gây viêm tai giữa
Các thuốc điều trị viêm tai giữa thường dùng
Sử dụng thuốc luôn là phương pháp thuận tiện nhất cho người bệnh trong quá trình điều trị viêm tai giữa. Do đó, trong hầu hết các trường hợp bị viêm tai giữa, thuốc luôn là chỉ định đầu tay. Các thuốc thường được sử dụng để chữa viêm tai giữa gồm:
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là chỉ định cần thiết khi bị viêm tai giữa do nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng tai giữa, từ đó làm khô các vết viêm loét ở tai.
Bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh với hàm lượng phù hợp tùy theo tình trạng bệnh. Bạn có thể được kê đơn các thuốc kháng sinh dạng nhỏ tai hoặc thuốc uống.
Thuốc chống viêm
Viêm sưng, đỏ, ngứa là các triệu chứng điển hình khi bị viêm tai giữa. Thuốc chống viêm được sử dụng để làm giảm các tình trạng trên. Tuy nhiên, các thuốc chống viêm corticoid lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài.
Do đó, bạn chỉ sử dụng thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều và thời gian dùng thuốc để tránh gây hại cho cơ thể.
Thuốc giảm đau
Trong hầu hết các trường hợp, viêm tai giữa luôn kèm theo đau nhức. Để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc giảm đau. Những thuốc giảm đau phổ biến là paracetamol và ibuprofen. Các thuốc này chỉ dùng khi xuất hiện các cơn đau. Bạn cũng cần tuân thủ thời gian cách nhau giữa hai liều liên tiếp để tránh gây độc cho gan, thận.
Sử dụng thuốc là chỉ định đầu tay trong điều trị viêm tai giữa
Kim Thính - Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm tai giữa hiệu quả
Khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm tai giữa, bạn không nên chủ quan mà cần tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Song song với việc sử dụng các thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc đông dược cũng là xu hướng được nhiều người lựa chọn.
Các sản phẩm thảo dược này vừa có tác dụng giảm đau, chống viêm lại là kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn. Điển hình như sản phẩm thảo dược Kim Thính - với thành phần 100% chiết xuất từ thiên nhiên.
Sản phẩm Kim Thính với thành phần chính là cây cối xay được tin dùng điều trị viêm tai giữa từ lâu đời. Cây cối xay có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm rất tốt. Theo các nghiên cứu gần đây ở Ấn Độ, khả năng kháng viêm, giảm đau của cây cối xay tương đương với hoạt chất diclofenac. Do đó, cây cối xay là thảo dược hỗ trợ điều trị viêm tai giữa vô cùng hữu hiệu.
Ngoài ra, Kim Thính còn chứa các dược liệu tăng cường chức năng thận như: cốt toái bổ, câu kỷ tử, thục địa, cẩu tích… Mà theo đông y, thận là nguồn nuôi dưỡng khí của tai (thận khai khiếu ra tai). Vì vậy, các vấn đề viêm nhiễm tai đều bắt nguồn từ tạng thận. Tuy nhiên, với cơ chế bổ thận này, hầu hết các sản phẩm thuốc hiện đại không thể đáp ứng được. Do đó, sử dụng Kim Thính sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa và tăng cường sức khỏe đôi tai tốt hơn.
Bên cạnh việc tăng cường tác động vào tạng thận, các dược liệu: Đan sâm, thục địa, L-carnitine trong Kim Thính còn giúp hoạt huyết, bổ huyết. Việc cung cấp máu đến tai tốt sẽ giúp các vết viêm loét nhanh lành và tăng cường chức năng thính giác. Vì vậy, bổ sung những dược liệu hoạt huyết, bổ huyết là cần thiết để tăng cường lưu lượng máu đến tai, hỗ trợ điều trị viêm tai giữa.
Kim Thính là giải pháp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa hữu hiệu
Nhờ các thành phần dược liệu đó mà Kim Thính hỗ trợ chữa trị viêm tai giữa hiệu quả. Sản phẩm đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm và được 95% người dùng đánh giá rất hài lòng và hài lòng sau khi sử dụng.
Một trong số những người dùng đó là ông Kiểm - người bị viêm tai giữa chảy mủ thường xuyên tái phát cách đây hơn 30 năm. Vào năm 2017, tình trạng bệnh của ông khá nặng, xuất hiện ù tai và suy giảm thính lực. May mắn, sau khi uống hết 12 hộp Kim Thính, ông cảm thấy tai nhẹ hơn hẳn, tình trạng ù tai cũng cải thiện, tai nghe rõ hơn, có thể nói chuyện, giao tiếp với mọi người như bình thường. Mời bạn xem chia sẻ của ông Kiểm trong video dưới đây:
Viêm tai giữa luôn là nỗi lo của nhiều người. Hiểu về bệnh viêm tai giữa và các thuốc điều trị sẽ giúp bạn và người thân phòng ngừa và chữa trị viêm tai giữa tốt hơn. Nếu bạn còn các thắc mắc về bệnh viêm tai giữa hoặc mong muốn được tìm hiểu về sản phẩm Kim Thính, hãy bình luận bên dưới hoặc liên hệ đến hotline (ZALO/VIBER): 0916.751.651 - 0916.767.653 để được chúng tôi tư vấn chi tiết hơn.
Nguồn tham khảo:
1.https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ear-infections/symptoms-causes/syc-20351616
2.https://www.healthline.com/health/ear-infection-acute
3.https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/otitis-media