Viêm tai gồm có 3 loại là viêm tai ngoài, viêm tai giữa và viêm tai trong. So với viêm tai ngoài và viêm tai giữa thì viêm tai trong kém phổ biến hơn. Cũng vì thế mà nhiều người thường thờ ơ, chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Vậy viêm tai trong là bệnh như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh do đâu và làm sao để điều trị hiệu quả?

Viêm tai trong là gì?

Viêm tai trong (hay nhiễm trùng tai trong) là tình trạng viêm hoặc kích ứng của các bộ phận ở tai trong. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tai trong là do vi khuẩn hoặc virus. Đây có thể là kết quả của một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như: Cảm lạnh, cúm hoặc viêm tai giữa… 

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là từ 30-60 tuổi. Viêm tai trong có thể dẫn đến triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng ở người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là mất thính giác.

viem-tai-trong-la-tinh-trang-viem-hoac-kich-ung-cua-cac-bo-phan-o-tai-trong

Viêm tai trong là tình trạng viêm hoặc kích ứng của các bộ phận ở tai trong

Các loại viêm tai trong thường gặp

Có hai loại nhiễm trùng tai trong phổ biến ở người bệnh là viêm mê đạo tai và viêm dây thần kinh tiền đình.  

Viêm mê đạo tai

Viêm mê đạo tai là một chứng rối loạn tai trong. Mê đạo là cấu trúc nằm sâu bên trong tai, gồm hai phần chính là ốc tai và hệ thống tiền đình. Mê đạo tai có nhiệm vụ về thính giác và giữ thăng bằng.

Khi mê đạo tai bị nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận ở tai trong, làm gián đoạn tín hiệu từ tai đến não. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng phổ biến như chóng mặt, ù tai, nghe kém.

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm mê đạo tai. Trong một số trường hợp, bệnh lý này cũng có thể do vi khuẩn gây ra. Mặc dù cả hai nguyên nhân đều có các triệu chứng tương tự nhau, nhưng viêm mê đạo tai do vi khuẩn nghiêm trọng hơn so với virus. 

Viêm dây thần kinh tiền đình

Viêm dây thần kinh tiền đình hay còn gọi là nhiễm trùng dây thần kinh tiền đình. Dây thần kinh tiền đình là một bộ phận của tai trong, có nhiệm vụ gửi tín hiệu từ tai trong đến não, giúp cơ thể giữ thăng bằng. Khi dây thần kinh tiền đình bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây ra rối loạn về thăng bằng như hoa mắt, chóng mặt.

Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm dây thần kinh tiền đình còn xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, khó nhìn, khó tập trung. Giống như viêm mê đạo tai, viêm dây thần kinh tiền đình cũng do virus hoặc vi khuẩn gây ra.

Theo các bác sĩ, viêm dây thần kinh tiền đình ảnh hưởng đến khoảng 35 triệu người mỗi năm. Tuy nhiên, đây là một bệnh lành tính, xuất hiện trong thời gian ngắn và có thể điều trị. 

viem-day-than-kinh-tien-dinh-gay-hoa-mat-chong-mat

Viêm dây thần kinh tiền đình gây hoa mắt, chóng mặt

Nguyên nhân gây nhiễm trùng tai trong

Như bạn đã biết, virus và vi khuẩn là hai nguyên nhân phổ biến gây viêm tai trong. Ngoài ra, một số bệnh lý hoặc tác động có nguy cơ gây viêm tai trong.

  • Các loại virus gây viêm tai trong: Virus cúm, virus Herpes, virus dạ dày, virus Epstein Barr, virus bệnh bại liệt…
  • Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tai trong: Vi khuẩn Borrelia burgdorferi, những vi khuẩn gây nhiễm trùng tai giữa…
  • Một số bệnh lý hoặc tác động có nguy cơ gây viêm tai trong: Hút thuốc lá, uống rượu, chấn thương não, một số bệnh liên quan đến não và tim…

Những triệu chứng của bệnh viêm tai trong

Các loại viêm tai trong thường có triệu chứng tương tự nhau. Chính vì thế, nhiều người thường có sự nhầm lẫn giữa viêm mê đạo tai và viêm dây thần kinh tiền đình. Một số dấu hiệu viêm tai trong mà người bệnh có thể bắt gặp bao gồm:

  • Viêm mê đạo tai: Bệnh nhân bị viêm mê đạo tai thường gặp những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, nôn, ù tai và suy giảm thính lực. Những triệu chứng này xuất hiện đột ngột, không được báo trước và thường biến mất sau khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài lâu hơn, người bệnh nên đến các trung tâm y tế để được khám kịp thời.
  • Viêm dây thần kinh tiền đình: Người bị viêm dây thần kinh tiền đình thường có các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng này phát triển khá nhanh và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh trong vòng 1-2 ngày đầu. Đặc biệt, những cử động đầu có thể làm tình trạng bệnh xấu đi.

nguoi-bị-viem-tai-trong-thuong-co-trieu-chung-u-tai-nghe-kem-chong-mat

Người bị viêm tai trong thường có triệu chứng ù tai, nghe kém, chóng mặt

Viêm tai trong có nguy hiểm không?

Tai chứa rất nhiều dây thần kinh nên được xem là một trong những cơ quan nhạy cảm của cơ thể. Bất kỳ sự tổn hại nào cũng có thể gây ra những vấn đề cho tai. Khi có triệu chứng của viêm tai trong, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng. 

  • Theo các chuyên gia y tế, trong một số trường hợp, viêm tai trong có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thống tiền đình hoặc làm mất thính lực ở người bệnh. 
  • Trong những trường hợp nhẹ hơn, viêm tai trong gây chóng mặt ở người bệnh. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng chóng mặt có thể làm người bệnh mất thăng bằng và dễ bị té ngã. Ngoài ra, viêm tai trong còn có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán nản. 

Cách điều trị viêm tai trong được chuyên gia khuyên dùng

Viêm tai trong cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Thông thường, bệnh nhân điều trị viêm tai trong sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc. Ngoài ra, phương pháp hỗ trợ điều trị viêm tai trong bằng sản phẩm thảo dược Kim Thính cũng được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định có tác dụng điều trị viêm tai trong hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh. Tùy theo nguyên nhân mà người bệnh sẽ được kê đơn sử dụng các thuốc phù hợp gồm:

  • Trường hợp nhiễm trùng tai trong do vi khuẩn hoặc virus gây ra, bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng sinh. 
  • Thuốc kháng histamin không kê đơn như fexofenadine, diphenhydramine, loratadine… giúp điều trị chóng mặt và giảm buồn nôn.
  • Thuốc giúp kiểm soát buồn nôn và nôn mửa như prochlorperazine.
  • Thuốc điều trị rối loạn tiền đình như meclicine, benzodiazepine.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Một số loại thuốc steroid kê đơn giúp giảm viêm như prednisone.

benh-nha-bi-viem-trong-co-the-su-dung-thuoc-khang-sinh-thuoc-khang-histamine

Bệnh nhân bị viêm tai trong có thể sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin…

Sử dụng sản phẩm Kim Thính cải thiện viêm tai trong

Mất thính lực và tổn thương hệ thống tiền đình vĩnh viễn là những biến chứng nghiêm trọng do viêm tai trong gây ra. Chính vì thế, người bệnh cần được chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị thích hợp để ngăn ngừa những biến chứng này.

Song song với đó, các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị viêm tai trong. Điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.

Sản phẩm Kim Thính chứa thành phần chính từ cây cối xay, một thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực. Theo một báo cáo từ Trường Đại học Dược Quốc gia Ấn Độ, chiết xuất từ cây cối xay có hoạt tính chống viêm mạnh, tương đương diclofenac.

Ngoài ra, sản phẩm Kim Thính còn chứa các thành phần như vảy ốc, câu kỷ tử, cốt toái bổ, đan sâm, thục địa, kẽm… Tất cả những thành phần này tạo nên một sản phẩm có tác dụng bổ thận, tăng cường tuần hoàn máu đến tai, cung cấp năng lượng cho các tế bào lông hoạt động, giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau mạnh. Từ đó, giúp hỗ trợ nhiễm trùng tai trong cũng như cải thiện các triệu chứng của viêm tai trong.

Một cuộc khảo sát được thực hiện trên quy mô toàn quốc từ tháng 7/2021 đến 12/2021 cho thấy, có đến 95% khách hàng rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng sản phẩm Kim Thính. Khảo sát được thực hiện bởi Tạp chí Kinh tế Việt Nam. Đơn vị có 12 năm kinh nghiệm trong việc thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về các sản phẩm thương hiệu Việt. 

san-pham-thao-duoc-kim-thinh-co-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-viem-tai-trong-rat-tot

Sản phẩm thảo dược Kim Thính có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai trong rất tốt

Thực tế, có rất nhiều người đã sử dụng sản phẩm cho thấy hiệu quả tích cực. Bạn có thể nghe chia sẻ của bà Phạm Thị Liên ở Thanh Hóa trong video sau:

Trên đây là toàn bộ những thông tin, kiến thức hữu ích về bệnh nhiễm trùng tai trong. Mặc dù viêm tai trong không đe dọa tính mạng con người nhưng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi về bệnh viêm tai trong, hãy liên hệ hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất.

Link tham khảo:

https://www.medicinenet.com/inner_ear_infection/article.htm

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560506/

https://www.healthline.com/health/labyrinthitis#causes