Mặc dù các biến chứng liên quan đến viêm tai giữa không quá nhiều, nhưng chúng khiến cho bệnh có nguy cơ khó điều trị hơn. Dưới đây là 5 biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà bạn cần nắm thật rõ để phòng tránh.

1.     Áp-xe

Áp-xe tai là những khối u chứa đầy mủ, gây đau đớn và thường hình thành bên trong, hoặc xung quanh tai bị viêm. Áp-xe có thể tự lành, nhưng trong một số trường hợp, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa chích mủ thì mới có thể khỏi bệnh.

2.     Ống tai bị hẹp

Nếu bạn bị viêm tai giữa lâu ngày (mạn tính), lớp màng nhĩ trở nên dày và khô, lớp vẩy của tổn thương sẽ tích tụ bên trong ống tai. Điều này làm cho ống tai bị thu hẹp (stenosis), ảnh hưởng đến thính lực của bạn, thậm chí gây điếc tai.

3.     Màng nhĩ bị thủng hoặc nhiễm trùng

Viêm tai giữa cần được điều trị dứt điểm

Viêm tai giữa có thể lây lan vi khuẩn sang màng nhĩ của bạn. Trong một số trường hợp, viêm nhiễm sẽ tạo thành ổ mủ phát triển ở tai trong và làm cho màng nhĩ bị thủng. Tình trạng này còn được gọi là “màng nhĩ đục lỗ”.

Các triệu chứng sau cho thấy màng nhĩ đã bị nhiễm trùng, hoặc thủng:

- Mất thính lực đột ngột

- Đau tai hoặc khó chịu

- Chảy dịch nhầy, hoặc mủ từ tai ra ngoài (vỡ mủ)

- Nghe thấy tiếng động lạ trong tai, bị ù tai

Trong nhiều trường hợp, tình trạng thủng màng nhĩ có thể lành trở lại sau vài tháng. Việc phẫu thuật thường được khuyến cáo nếu màng nhĩ của bạn không có dấu hiệu lành lại sau thời gian này.

4.     Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là một tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn, xảy ra sau khi bị viêm tai ngoài. Thông thường, khuẩn thường sống vô hại trên bề mặt da. Nhưng khi da bị tổn thương - cụ thể ở đây là viêm tai giữa, sẽ khiến chúng xâm nhập sâu hơn vào bên trong và gây viêm mô tế bào. Hầu hết các trường hợp viêm mô tế bào có thể được điều trị bằng một đợt kháng sinh kéo dài 7 ngày. Nếu bị nặng hơn, rất có thể bạn phải nhập viện.

5.     Bệnh viêm tai giữa ác tính

Viêm tai giữa cấp-ác tính là một biến chứng nghiêm trọng nhưng hiếm hoi của viêm tai giữa. Đó là khi nhiễm trùng lây lan đến xương bao quanh ống tai.

Viêm tai giữa ác tính thường ảnh hưởng đến người lớn nhiều hơn trẻ em, đặc biệt là người bị suy yếu hệ thống miễn dịch. Theo một thống kê tại các bệnh viện ở Anh trong 2013 - 2014, đã có tới 442 trường hợp bị viêm tai giữa, mà đối tượng mắc hầu hết là những người từ 60 tuổi trở lên.

Dấu hiệu của viêm tai giữa ác tính thường bao gồm:

- Đau tai nặng và nhức đầu

- Xương lộ ra trong ống tai của bạn

- Tổn thương dây thần kinh trên khuôn mặt, khiến mặt méo mó…

-    Điếc đột ngột

Nếu không điều trị kịp thời, viêm tai giữa ác tính có thể gây tử vong. Tuy nhiên, nó có thể được điều trị hiệu quả bằng cách sử dụng kháng sinh và phẫu thuật để loại bỏ những tế bào ác tính.

Ngăn ngừa ù tai, mất thính lực từ viêm tai giữa bằng thảo dược an toàn

Tình trạng viêm tai giữa ngày càng phổ biến, không chỉ ở trẻ nhỏ mà cả ở người lớn. Một điều đáng lưu ý là bệnh rất hay tái phát, từ đó gây nên tình trạng ù tai, giảm thính lực, đặc biệt là 5 biến chứng cực kỳ nguy hiểm như đã nêu trên. Bởi vậy, biện pháp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa tái phát viêm tai giữa, từ đó khắc phục suy giảm thính lực là việc rất quan trọng. 

Viêm tai giữa khiến thính lực suy giảm trầm trọng

Viêm tai giữa thường là bệnh mạn tính, nên dùng thuốc tây trong thời gian dài sẽ rất nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, hiện nay nhiều người đang lựa chọn các sản phẩm từ thiên nhiên, an toàn khi dùng lâu dài, phù hợp với tính chất mạn tính của bệnh, đồng thời cải thiện ù tai, điếc tai. Trong đó, điển hình là thực phẩm chức năng Kim Thính.

Kim Thính có thành phần chính từ cây cối xay, được y học sử dụng từ rất lâu trong các bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh về tai như viêm tai, ù tai, đau tai; kết hợp với các vị thuốc quý khác như vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, bổ cốt toái… Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa viêm tai giữa tái phát, khắc phục tình trạng chảy mủ tai, cải thiện ù tai, giảm thính lực cho người bệnh.

Nhiều người đã sử dụng Kim Thính hiệu quả. Hãy lắng nghe chia sẻ của chị Trần Thị Huệ ở Thừa Thiên – Huế trong video sau đây:

Vậy các chuyên gia nói gì về Kim Thính? Dưới đây là đánh giá của chuyên gia Nguyễn Hoàng Sơn:

Đừng để viêm tai giữa có cơ hội “ăn cắp” thính lực của bạn. Hãy bảo vệ thính lực bằng cách dùng Kim Thính thường xuyên, không chỉ vì sức khỏe mà còn vì cuộc sống, công việc, giao tiếp hàng ngày của bạn.

Bích Hằng