Bé nhà tôi bị sổ mũi đã mấy ngày, và bị sốt nhẹ 37 độ, cho tôi hỏi biểu hiện của cháu có phải bị viêm tai giữa không, và phải uống thuốc như nào, tôi cảm ơn (Hiền Thu)
Trả lời:

Chào bạn! Viêm tai giữa là hiện tượng niêm mạc tai giữa bị sung huyết và tạo mủ, nguyên nhân thường do viêm V.A và rất hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Để có thể biết chính xác được bệnh của bé, bạn nên cho bé đến các cơ sở y tế để các bác sỹ chữa viêm tai giữa giỏi sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bé, từ đó biết được bé mắc phải viêm tai giữa cấp tính hay viêm tai giữa mạn tính. Một điều đặc biệt lưu ý đó là việc sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ phải an toàn và hợp lý, tránh tổn thương về sức nghe cho trẻ. Đối với điều trị viêm tai giữa cấp tính còn phải phụ thuộc và từng giai đoạn của bệnh để điều trị sao cho hiệu quả.

Với giai đoạn sung huyết thì điều trị nội khoa là chính, với giai đoạn ứ mủ cần trích rạch màng nhĩ để giải phóng mủ từ tai giữa ra ngoài giảm áp lực cho tai giữa và không để mủ lan vào phía trong gây viêm xương chũm hoặc lan vào sâu hơn gây viêm màng não. Còn đối với giai đoạn vỡ mủ, sẽ phải dùng thuốc tại chỗ, kết hợp điều trị nội khoa nếu cần thiết.

Nếu trẻ bị viêm tai giữa mạn tính, thông thường xuất hiện ở trẻ lớn trên 7 tuổi do điều trị viêm tai giữa cấp không đúng hoặc mắc phải vi khuẩn có độc tính cao. Đối với các trường hợp này nên sử dụng các thuốc giống như trong giai đoạn vỡ mủ của viêm tai giữa cấp tính. Chính vì thế, ban nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng có thể chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh và từ đó có hướng điều trị hợp lý, tránh ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ và tránh để bệnh thành viêm tai giữa mạn tính về sau.

Viêm tai giữa là nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ về sau. Bởi vậy, để phòng ngừa ù tai, điếc tai, giảm thính lực, bạn có thể cho bé dùng sản phẩm Kim Thính. Khi sử dụng nên bẻ đôi viên Kim Thính cho bé dễ uống. Đây là sản phẩm thảo dược, an toàn khi sử dụng lâu dài. Cùng nghe BS Phạm Tiến Dũng phân tích về những đối tượng dễ bị giảm thính lực để có cách ngăn ngừa hiệu quả cho con mình, bạn nhé.


Chúc bạn và bé nhiều sức khỏe.

Chuyên viên tai mũi họng.