Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Otology & Neurotology, Mỹ cho thấy, 72% thanh thiếu niên bị giảm thính lực sau khi tham dự một buổi hòa nhạc rock kéo dài 3 giờ đồng hồ.

Tiếp xúc với âm nhạc quá lớn khiến thanh thiếu niên bị giảm thính lực

Kết luận trên được đưa ra trong nghiên cứu theo dõi 29 thanh thiếu niên khi tham dự một buổi hòa nhạc rock. Để đảm bảo mỗi người sẽ tiếp xúc với một mức độ tiếng ồn như nhau, những người tham gia được sắp xếp ngồi ở các dãy ghế gần nhau, cách sàn diễn từ 15 – 18 hàng ghế. Sau đó, họ được cung cấp nút tai và khuyến khích nên sử dụng. Tuy nhiên, chỉ có 3 người trong số đó dùng nút tai.

Sau buổi biểu diễn, 53,6% thanh thiếu niên cho rằng, thính giác của mình đã bị tổn thương; và 25% cho biết, họ bị ù tai, giảm thính lực– hiện tượng không có trước khi tham dự buổi biểu diễn.

Cụ thể hơn, thông qua việc sử dụng máy hiệu chuẩn âm thanh, các nhà khoa học nhận thấy, có 26 bài hát được trình diễn trong buổi biểu diễn kéo dài 3 giờ đồng hồ với mức độ âm thanh trung bình là 98,5dB. Trong 26 bài hát thì 10 bài có mức âm thanh trung bình trên 100dB. Theo Cục quản lý An toàn và Sức khỏe (OSHA) của Mỹ, các mức độ dB tại buổi biểu diễn đều vượt ngưỡng cho phép.

Chưa có ý thức bảo vệ thính lực – Tình trạng chung của thanh thiếu niên

Jenifer Derebery – người đứng đầu của nghiên cứu và là bác sĩ tại Viện Nghiên cứu House, Mỹ cho biết: “Việc tiếp xúc với tiếng ồn trên 85dB sẽ khiến các tế bào lông trong tai có thể ngừng hoạt động và gây ra tình trạng nghe kém. Trong nghiên cứu này, chỉ có 3 trong số 29 thanh thiếu niên tham gia lựa chọn sử dụng nút tai để bảo vệ tai, ngay cả khi đã được đưa tận tay và khuyến khích nên đeo. Chúng ta phải thừa nhận, đây là thói quen điển hình của hầu hết các bạn trẻ”.

Đứng trước thực tế đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo: Thanh thiếu niên cần phải hiểu rằng, việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn từ một buổi hòa nhạc hoặc âm thanh từ thiết bị nghe cá nhân (tai nghe, máy nghe nhạc…) có thể dẫn đến nghe kém.

Vậy làm thế nào để vẫn thưởng thức âm nhạc mà không bị giảm thính lực? Hãy lắng nghe lời khuyên của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trong video sau:

Sử dụng thảo dược – Cách đơn giản để bảo vệ thính lực của bạn

Với những người yêu nhạc thì việc “được” nghe với âm lượng lớn hoặc ở gần sân khấu khi hòa nhạc mới có thể khiến họ cảm thụ hết niềm đam mê của mình trong từng nốt nhạc. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, mặc dù chứng nghe kém xảy ra sau khi tham dự một buổi biểu diễn thường biến mất trong khoảng từ 16 – 48 giờ, nhưng việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn và đột ngột có thể khiến thính lực bị tổn thương vĩnh viễn.

Ở Việt Nam hiện nay, ngoài kiến nghị người bệnh sử dụng nút tai, chụp tai khi đi nghe nhạc hoặc làm việc, sinh hoạt trong môi trường nhiều tiếng ồn… thì việc sử dụng thảo dược để bảo vệ thính lực cũng được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Nổi bật trong số đó là thực phẩm chức năng Kim Thính. Sản phẩm này chứa thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng vảy ốc, câu kỷ tử, bổ cốt toái, thục địa, đan sâm… được bào chế dưới dạng viên nén tiện dụng. Sản phẩm bao gồm các vị thuốc này giúp tăng cường dưỡng chất cho tế bào thần kinh tai, tăng tuần hoàn máu đến tai trong, từ đó có tác dụng tăng cường thính lực, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả ù tai, điếc tai, ve kêu trong tai, cải thiện chứng nghe kém, đặc biệt phù hợp với người có sở thích nghe nhạc âm lượng lớn hoặc tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn. Nên uống sản phẩm trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, sử dụng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất.

Nhiều người đã dùng Kim Thính có hiệu quả cải thiện thính lực rất tốt. Ông Nguyễn Văn Mạnh (Bắc Ninh) là một trong nhiều trường hợp điển hình. Lắng nghe ông chia sẻ bí quyết trong video sau: 

Cuộc sống không có âm nhạc sẽ trở nên buồn tẻ. Do vậy, để tận hưởng trọn vẹn những “bữa tiệc” âm nhạc nhưng vẫn bảo đảm thính lực an toàn, bạn đừng quên thực hiện các phương pháp bảo vệ đôi tai. Và phương án đơn giản mà bạn nên áp dụng là sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ cây cối xay mỗi ngày.

Lan Anh