Đau tai là tình trạng phổ biến gây đau nhức, khó chịu ở tai. Cũng bởi vậy mà việc tìm ra cách chữa đau tai tại nhà luôn là mong muốn của nhiều người. Nếu đang bị đau tai và mong muốn cải thiện tình trạng này sớm nhất có thể thì bạn đừng bỏ qua những cách hữu ích trong bài viết sau!
Đau tai là triệu chứng của bệnh gì?
Tình trạng đau tai có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tai. Theo các chuyên gia, đau tai thường xuyên có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như:
- Nhiễm trùng tai: Đau tai là triệu chứng điển hình nhất của bệnh nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng có thể là do vi khuẩn, virus và thường gặp ở người thích đi bơi hoặc thường xuyên để nước lọt vào tai khi tắm.
Đau tai là triệu chứng của nhiều bệnh
- Ráy tai tích tụ quá nhiều: Sự tích tụ của ráy tai cũng có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu kèm theo cảm giác đau tai, có tiếng kêu trong tai.
- Thủng màng nhĩ: Khi màng nhĩ bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng đau tai, đôi khi kèm theo chảy máu. Thủng màng nhĩ có thể do dùng vật nhọn ngoáy tai, thay đổi áp suất đột ngột hoặc nghe tiếng nổ lớn như tiếng bom, mìn,…
- Có khối u trong tai: Sự xuất hiện của một khối u ở tai giữa cũng có thể gây áp lực lên trống tai và xương tai, dẫn đến tổn thương cấu trúc tai, từ đó khiến bạn bị đau nhức tai.
- Rối loạn tiền đình ốc tai: Vì hệ thống tiền đình nằm ngay gần ốc tai nên khi tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình bị tổn thương sẽ làm xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu cho thính giác, điển hình là tình trạng đau tai.
Bạn đang lo lắng khi bị ù tai, nghe kém, điếc tai, suy giảm thính lực? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua số tổng đài tư vấn miễn cước 18006302 để được chuyên gia tư vấn cũng như tìm được giảm pháp cải thiện tình trạng này an toàn, hiệu quả tại nhà.
Xem thêm: 5 nguyên nhân gây ù tai phổ biến
Mách bạn 10 cách cải thiện đau tai hiệu quả
Bất kể nguyên nhân gây đau tai là gì thì bạn cũng cần có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng tới thính lực. Dưới đây là một số phương pháp chữa đau tai mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
1. Nhai kẹo cao su: Nghe có vẻ hơi ngạc nhiên nhưng khi bị đau tai nghiêm trọng, bạn có thể tìm thấy một số lợi ích của việc nhai kẹo cao su. Nhai kẹo hoặc động tác giả nhai kẹo sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu trong thời gian ngắn.
Nhai kẹo cao su giúp giảm đau tai
2.Massage với dầu ô liu: Trong trường hợp đau tai, bạn có thể nhỏ 3 - 4 giọt dầu ô liu vào nước ấm và sử dụng nó giống như thuốc nhỏ tai. Dầu ô liu sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nhiễm trùng và chữa đau tai hiệu quả.
3. Chườm ấm: Bạn có thể sử dụng một chai nước ấm chườm xung quanh tai đang bị đau. Nhiệt độ nóng sẽ làm giảm sưng, đau. Bạn nên chườm nhiều lần trong ngày để có hiệu quả tốt nhất.
4. Uống vitamin: Các vitamin như: Vitamin A, C và E sẽ giúp giảm đau do viêm tai gây ra. Chúng cũng giúp duy trì hệ miễn dịch của cơ thể. Sử dụng vitamin là cách chữa đau tai tại nhà được nhiều người áp dụng và nhận thấy hiệu quả khá tích cực.
Uống vitamin giúp cải thiện đau tai
5. Thực hiện các bài tập cổ: Trong một số trường hợp, đau tai có thể là do sự căng thẳng của các cơ xung quanh ống tai, gây áp lực lên tai. Lúc này, các bài tập cổ đơn giản có thể giúp giảm đau tai tại nhà hiệu quả. Bạn hãy tập bằng cách từ từ xoay cổ và đầu, sau đó nâng vai lên về phía tai và lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày.
6. Sử dụng gừng: Gừng là một loại gia vị có đặc tính chống viêm tự nhiên. Bạn dùng gừng băm nhỏ, bọc trong một miếng vải mỏng và đặt ở ống tai sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Lưu ý, không đặt miếng gừng trực tiếp vào tai.
7. Dùng máy sấy tóc: Sau khi tắm, bạn chỉnh máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp và giữ nó cách xa tai. Sấy quanh khu vực tai bị đau trong khoảng 5 phút cũng sẽ giúp giảm cảm giác đau nhức trong tai hiệu quả.
8. Dùng tỏi: Các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của tỏi có thể giúp giảm đau tai, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ở tai. Bạn chỉ cần nghiền vài tép tỏi và cho vào một chiếc khăn sạch. Đặt chiếc khăn này ở tai bị đau khoảng 30 phút, cơn đau sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Tỏi giúp chữa đau tai tại nhà
Ù tai, nghe kém, điếc tai khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, lo lắng? Bạn mong muốn được chuyên gia tư vấn về những triệu chứng đang gặp phải? Vậy thì hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất!
9. Lá bạc hà: Bạn có thể sử dụng lá hoặc tinh dầu bạc hà để giảm đau tai. Bạn hãy lấy tinh dầu bạc hà bôi và xoa quanh vùng tai bị nhức để có cảm giác dễ chịu hơn.
10. Sử dụng sản phẩm chứa cây cối xay: Từ xa xưa, cây cối xay đã được đông y sử dụng giống như thuốc kháng sinh thực vật chuyên dùng trong các trường hợp có nhiễm trùng ở tai. Một nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, chiết xuất ethanol có trong cây cối xay giúp chống viêm tương đương Diclofenac (một loại thuốc chống viêm, giảm đau mạnh). Nhờ vậy, giúp cải thiện tình đau tai, viêm nhiễm ở tai hiệu quả.
Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay kết hợp cùng nhiều dược liệu quý khác như: Đan sâm, cẩu tích, vảy ốc, câu kỷ tử, thục địa… Sản phẩm chuyên dùng cho người mắc các vấn đề về tai như: Viêm tai, đau tai, ù tai, điếc tai, nghe kém, suy giảm thính lực.
Khi nhận thấy có triệu chứng đau tai, bạn hãy thử áp dụng theo các phương pháp như trên, đặc biệt là sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược để thính lực luôn khỏe mạnh nhé!
Thảo Nguyên