Xơ cứng tai thường gây ra tình trạng nghe kém, ù tai. Bệnh thường tiến triển chậm nên khi người bệnh phát hiện thì đã muộn, dẫn tới thính lực bị suy giảm trầm trọng mới điều trị. Do đó, chủ động bảo vệ tai là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh.
Tại sao xơ cứng tai lại gây giảm thính lực?
Xơ cứng tai là một quá trình thay đổi bất thường của xương gần tai giữa, bao gồm hai giai đoạn: xốp xương và xơ cứng. Thông thường, âm thanh từ màng nhĩ được chuyển đi đầy đủ qua chuỗi xương trong tai giữa. Tuy nhiên, khi bị xơ cứng tai, một phần âm thanh sẽ không được truyền qua chuỗi xương này và không đến được tai trong. Ban đầu, các mô xương bị xốp, thường biểu hiện với tình trạng nghe kém, ù tai. Theo thời gian, sự lắng đọng bù đắp chất xương đã mất đi làm cho xương ngày càng trở nên xơ cứng. Bệnh thường khởi đầu ở một tai nhưng sau đó sẽ ảnh hưởng lên cả hai tai. Nếu không sớm phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ bị điếc tai vĩnh viễn.
Xơ cứng tai gây ảnh hưởng đến việc truyền tải âm thanh đến tai trong
Theo nhiều nghiên cứu, xơ cứng tai là bệnh có tính di truyền. Hiện nay, có khoảng 0,5% dân số mắc phải và hơn 10% dân số có thể bị các tổn thương xơ cứng tai ở xương thái dương. Nữ giới bị bệnh này nhiều hơn nam gấp 2 lần, xuất hiện rõ hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, lúc có thai, cho con bú. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tình trạng xơ cứng tai dễ xảy ra hơn với nhiều nguyên nhân như: ô nhiễm tiếng ồn, thói quen nghe nhạc, sự lão hóa, sử dụng một số loại thuốc độc với tai, chấn thương đầu,...
Xơ cứng tai thường xảy ra từ từ và không chỉ ở tai bị ảnh hưởng mà ở cả vùng xương thái dương, nhất là cơ quan tiền đình, làm cho bệnh nhân bị chứng ù tai, suy giảm thính lực. Cho tới vài năm sau, khi một bên tai nghe kém và dần dần xuất hiện ở hai bên, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng tới giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày, khó tiếp xúc với người xung quanh. Khi đó, bệnh nhân sẽ trở nên chán nản, bất mãn, xa lánh bạn bè và người thân vì cho rằng không ai hiểu nỗi khổ của họ.
Cải thiện suy giảm thính lực do xơ cứng tai bằng thảo dược: Biện pháp số 1 hiện nay!
Trong điều trị, các bác sĩ thường căn cứ vào tình hình và mức độ của bệnh nhân để có cách giải quyết phù hợp. Phẫu thuật là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân bị xơ cứng tai, tuy nhiên chi phí để thực hiện không hề rẻ, chưa kể đến việc bệnh có thể tái phát. Việc điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y cũng là giải pháp khá phổ biến, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao và có nhiều tác dụng phụ.
Ngày nay, một giải pháp giúp tăng cường thính lực an toàn và dễ sử dụng là rất cần thiết đối với người bị xơ cứng tai. Bởi vậy, tại hội thảo khoa học chủ đề “Thông tin cập nhật về giải pháp mới giúp tăng cường thính lực” ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh năm 2013, các chuyên gia đã thảo luận về một sản phẩm có tên Kim Thính. Sản phẩm có thành phần chính là cây cối xay - một vị thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, chữa điếc tai, ù tai, đau tai, kết hợp với các dược liệu quý như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… Kim Thính là một sản phẩm thảo dược giúp tăng cường thính lực, rất tiện dụng và hiệu quả cho các trường hợp ù tai, nghe kém do xơ cứng tai… mà không gây tác dụng phụ.
Nhiều năm liền, Kim Thính đã vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng và giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn.
Cho đến nay, sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Kim Thính đã giúp rất nhiều người khỏi bệnh. Cụ thể như ông Nguyễn Văn Mạnh (72 tuổi, thôn Trần Xá, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) khỏi bệnh ù tai kéo dài 50 năm chỉ trong 2 tháng!
Khoảng 50 năm trời sống chung với bệnh ù tai, ông Nguyễn Văn Mạnh nếm trải biết bao khổ sở. Hồi trẻ đi học thì không nghe thấy thầy giảng bài, công việc thì “Hở? Hả? Sao cơ?” khiến đồng nghiệp, cấp trên… phát hoảng. Khi về già, ù tai vẫn không buông tha ông, mà còn phát bệnh nặng thêm, nguy cơ điếc tai. Ông gặp quá nhiều khó khăn khi giao tiếp với con cháu! Nguy hiểm hơn là khi ông ra ngoài đường, luôn có mối đe dọa rình rập đến tính mạng vì không nghe thấy tiếng còi xe phía sau, hoặc tránh “lệch chỗ”.
Ấy vậy mà mấy tháng nay thôi, ông như được “trẻ ra đến 10 tuổi”, tinh thần khoan khoái, phấn chấn - mà theo ông là “mình như thanh niên, quá tuyệt vời”. XEM NGAY CHIA SẺ CỦA ÔNG MẠNH VỀ "cuộc chiến" với bệnh ù tai trong video sau:
Và còn rất nhiều người khác. Bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY
Một số điều cần biết cho bệnh nhân suy giảm thính lực:
1. Nguyên nhân: Do tuổi cao, viêm nhiễm ở tai, tiếng ồn, sau sử dụng một số thuốc độc với thính giác (salicylat, quinine, kháng sinh nhóm aminosid), di truyền, sau chấn thương vật lý, dị vật, dị tật…
2. Hậu quả: Khó khăn trong giao tiếp vì không nghe được; rối loạn về tâm lý, trầm cảm, cảm giác bị cô lập, tính khí thất thường; với trẻ em hậu quả còn nặng nề hơn, ảnh hưởng tới học tập và tương lai của trẻ.
3. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, dùng thuốc: Ăn uống đủ dưỡng chất, ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin D, hạn chế rượu bia, thuốc lá; tránh chấn thương ở vùng đầu, tai; không dùng chung dụng cụ lấy ráy tai hoặc đưa vật lạ vào tai; tránh stress, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý; tránh nơi có tiếng ồn lớn; tránh dùng những thuốc có nguy cơ độc với thính giác…
4. Bệnh nhân nên sử dụng sản phẩm Kim Thính:
- Hỗ trợ điều trị: 2-4 viên/lần x 2 lần/ngày.
- Phòng ngừa: 1-3 viên/lần x 2 lần/ngày.
Dùng theo từng đợt từ 3-6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Đức Anh