Bạn mới được chẩn đoán bị viêm xương chũm nhưng chưa thực sự hiểu hết về bệnh? Bạn muốn tìm một phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao? Vậy thì hãy dành ít phút đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về bệnh viêm xương chũm.
Viêm tai xương chũm là gì?
Xương chũm là một trong những cấu trúc quan trọng nhất của tai trong. Mặc dù được gọi là xương, nhưng xương chũm không có cấu trúc điển hình liên quan đến các xương khác trong cơ thể. Nó được làm từ túi khí giống như một miếng bọt biển chứ không rắn chắc và cứng như hầu hết các xương khác.
Những tế bào không khí trong xương chũm có tác dụng bảo vệ các tế bào lông nhỏ của tai, điều chỉnh áp lực tai và bảo vệ xương thái dương trong quá trình chấn thương.
Viêm xương chũm là tình trạng nhiễm khuẩn của các tế bào không khí xung quanh chũm tai trong. Viêm xương chũm thường là kết quả của tình trạng nhiễm trùng tai giữa không được điều trị. Rất nhiều cấu trúc quan trọng đi qua xương chũm nên nhiễm trùng có thể lan ra bên ngoài và gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Viêm xương chũm cấp tính thường gặp ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số người bị viêm xương chũm mạn tính, nhiễm trùng tai giữa và xương chũm liên tục khiến tai chảy dịch dai dẳng.
Viêm xương chũm là tình trạng nhiễm khuẩn của các tế bào không khí xung quanh chũm tai
Nguyên nhân và triệu chứng viêm xương chũm
Như đã đề cập ở trên, viêm xương chũm thường là kết quả của tình trạng nhiễm trùng tai giữa. Vi khuẩn từ tai giữa có thể đi vào các tế bào không khí của xương chũm. Ít phổ biến hơn, một khối các tế bào da đang phát triển được gọi là cholesteatoma có thể chặn đường dẫn lưu của tai, dẫn đến viêm xương chũm.
Khi có các triệu chứng trong vòng vài tuần sau khi bị nhiễm trùng tai, bác sĩ có thể đánh giá xem họ có bị viêm xương chũm hay không. Các triệu chứng viêm xương chũm bao gồm:
- Đau nhói dữ dội trong hoặc xung quanh tai.
- Có mủ hoặc chất lỏng ở trong tai.
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Sưng sau hoặc ở bên dưới tai.
- Tai có mùi hôi, khó chịu.
- Xuất hiện tình trạng ù tai, nghe kém, thính lực suy giảm đáng kể.
Người bị viêm xương chũm sẽ nhận thấy triệu chứng đau tai dữ dội
Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không?
Viêm tai xương chũm không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Các biến chứng nghiêm trọng của viêm tai xương chũm gồm có:
Một trong các mối nguy hiểm của viêm tai xương chũm mạn tính là viêm tai xương chũm hồi viêm. Biểu hiện của viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm là tai chảy mủ thối, nghe kém tăng rõ rệt. Sốt cao kéo dài, dùng thuốc không có tác dụng, thể trạng nhiễm khuẩn nặng. Chóng mặt, ù tai rõ rệt.
Khi khám bằng phương pháp soi sẽ thấy ống tai ngoài nhiều mủ thối, có vảy óng ánh khi có cholesteatoma. Màng nhĩ bị thủng lỗ rộng, không đều, sát thành xương, da thành sau ống tai ngoài bong ra làm cho thành sau ống tai như sập xuống, che lấp một phần màng nhĩ.
Tình trạng này ẩn chứa những biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng (viêm màng não, áp-xe não, viêm tĩnh mạch bên,…) nên được xếp vào loại viêm tai nguy hiểm, cần được cấp cứu của chuyên khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt.
Viêm tai xương chũm còn gây ra biến chứng là xuất hiện một chất gọi là cholesteatoma - là một khối có khả năng ăn mòn xương, chiếm 70% các nguyên nhân gây biến chứng nội sọ… Vi khuẩn gây bệnh viêm xương chũm hay gặp là tụ cầu. Viêm xương chũm thường gặp ở những trẻ bị thể trạng suy yếu như sau các nhiễm khuẩn lây truyền như sởi, sốt xuất huyết, quai bị, bệnh đái tháo đường,....
Điều trị viêm xương chũm bằng cách nào?
Bác sĩ thường chẩn đoán viêm xương chũm dựa vào triệu chứng, biểu hiện lâm sàng. Đôi khi, việc quét hình ảnh của tai có thể giúp loại trừ những nguyên nhân khác.
Thuốc kháng sinh thường có thể điều trị viêm xương chũm. Trong hầu hết các trường hợp, người bị viêm tai xương chũm cần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch và thường phải điều trị nội trú. Nếu điều trị bằng kháng sinh đầu tiên không có kết quả, bác sĩ có thể làm test kháng sinh đồ để xác định loại thuốc kháng sinh khác phù hợp hơn.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ xương chũm. Phương pháp này liên quan đến việc loại bỏ một phần của quá trình xương chũm có nhiễm trùng.
Nếu có áp xe, đó là một khối dịch bị nhiễm trùng sưng lên, bác sĩ có thể cần phải dẫn lưu bằng phẫu thuật. Lựa chọn hiệu quả nhất để ngăn ngừa viêm xương chũm là điều trị viêm tai kịp thời.
Điều cần thiết là, người bệnh cần gặp bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng nhiễm trùng tai không được cải thiện. Điều này đúng ngay cả khi một người trước đây đã hồi phục thành công sau khi bị nhiễm trùng tai mà không cần dùng kháng sinh.
Khi bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho nhiễm trùng tai, người bệnh nên tuân thủ dùng đúng và đủ liều ngay cả khi các triệu chứng đã có dấu hiệu thuyên giảm Dừng thuốc sớm sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng dễ bị tái phát hơn.
Dùng thuốc giúp điều trị viêm xương chũm
Hỗ trợ điều trị viêm xương chũm, phòng ngừa điếc tai nhờ sản phẩm thảo dược
Viêm xương chũm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây điếc tai, nghe kém và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên kết hợp điều trị chuyên khoa và sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng bảo vệ thính lực và giúp quá trình điều trị có hiệu quả hơn. Tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.
Kim Thính giúp hỗ trợ điều trị viêm xương chũm hiệu quả
Kim Thính là sản phẩm chứa thành phần chính từ cây cối xay – thảo dược được xem là kháng sinh tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về tai như viêm tai giữa, nhiễm trùng tai hiệu quả. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được kết hợp cùng các cây thuốc quý khác như đan sâm, vảy ốc, thục địa, cốt toái bổ,… có tác dụng tăng cường thính lực, từ đó giúp phòng ngừa điếc tai, nghe kém do viêm tai xương chũm và nhiều nguyên nhân khác an toàn, hiệu quả.
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, nhiều người bị viêm tai, điếc tai, suy giảm thính lực đã sử dụng sản phẩm và thấy hiệu quả tích cực. Điển hình là trường hợp của bà Lê Thị Tứ ở Hải Phòng. Bà Tứ bị viêm tai xương chũm, thủng màng nhĩ nên thính lực ảnh hưởng rất nhiều. Sau một thời gian phẫu thuật mổ xương chũm và vá màng nhĩ, cuộc sống của bà Lê Thị Tứ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ kiên trì dùng Kim Thính, giờ đây, thính lực của bà đã cải thiện rõ rệt. Mời bạn xem chia sẻ của bà Tứ trong video sau:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về tình trạng viêm xương chũm. Hãy sử dụng thuốc, điều trị theo chỉ định của bác sĩ và đừng quên sử dụng sản phẩm Kim Thính để tình trạng bệnh sớm được cải thiện, bạn nhé!
Mọi thắc mắc liên quan tới viêm tai xương chũm cũng như chứng ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực, mời bạn vui lòng liên hệ hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất.