Khiếm thính là tình trạng người mắc bị suy giảm khả năng nghe âm thanh từ môi trường bên ngoài một phần hoặc hoàn toàn. Trẻ khiếm thính sẽ bị ảnh hưởng nhiều tới khả năng phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. Vậy đâu là nguyên nhân gây khiếm thính ở trẻ? Nếu đang có những băn khoăn này thì bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời chính xác nhé!

Khiếm thính ở trẻ nhỏ có phổ biến không?

Theo cách nói của dân gian thì khiếm thính được gọi là “điếc”. Còn theo cách nhìn của y học hiện đại thì khiếm thính là tình trạng bị suy giảm một phần hoặc mất hoàn toàn sức nghe.

Theo Tổ chức y tế Thế giới, nếu suy giảm thính lực ở mức trung bình từ 50dB – 80dB, hoặc đơn giản là những người không thể nghe được âm thanh trọn vẹn của cuộc nói chuyện thông thường, trong phạm vi 1 mét sẽ được chẩn đoán bị khiếm thính.

 Khiếm thính ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến

Khiếm thính ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến

Khiếm thính ở trẻ nhỏ không phải tình trạng hiếm gặp. Ước tính, khoảng 1,4 trên 1.000 trẻ sơ sinh bị khiếm thính bẩm sinh. Nghiên cứu từ một khảo sát y tế Quốc gia năm 2005 do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Hoa Kỳ thực hiện cho thấy, 5 trong số 1.000 trẻ không thể phát triển bình thường bởi tình trạng khiếm thính, suy giảm thính lực.

Thật không may, trẻ khiếm thính đang ngày càng phổ biến do tiếng ồn trong môi trường của chúng ta. Năm 2013, CDC ước tính ít nhất 12,5 % trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 - 19 tuổi bị điếc vĩnh viễn do tiếp xúc với tiếng ồn quá mức.

Tại Việt Nam, theo thống kê từ bệnh viện phụ sản cũng cho thấy, cứ khoảng 25 - 50 trẻ trong nhóm nguy cơ cao thì lại có 1 trẻ bị điếc. Nếu không được can thiệp y học sớm, trẻ sẽ bị câm điếc vĩnh viễn và không có khả năng phát triển trí tuệ.

>>> Xem thêm: Những điều bạn chưa biết về lãng tai, khiếm thính

Những nguyên nhân khiến trẻ khiếm thính

Theo các chuyên gia thính học, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ khiếm thính. Tuy nhiên, có một số lý do cơ bản sau:

1. Do bẩm sinh

Bẩm sinh là một trong những nguyên nhân gây khiếm thính ở trẻ phổ biến. Khoảng một nửa số trường hợp điếc bẩm sinh được cho là do yếu tố di truyền.

 Trẻ khiếm thính có thể là do bẩm sinh

Trẻ khiếm thính có thể là do bẩm sinh

Trong các trường hợp khác, khiếm thính là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng hoặc liên quan tới các yếu tố khác ảnh hưởng đến em bé trong khi mang thai hoặc tại thời điểm sinh. Bệnh rubella do virus và cytomegalovirus gây nhiễm trùng đều có thể dẫn đến khiếm thính bẩm sinh nếu người mẹ mắc phải chúng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Một số nhiễm trùng khác có thể truyền từ mẹ sang con trong khi chuyển dạ. Sự phát triển thính giác của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng nếu người mẹ dùng một số loại thuốc trong khi mang thai, đặc biệt là một số loại kháng sinh.

2. Viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa (OM) là một bệnh nhiễm trùng vùng tai giữa, ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em - đây là bệnh phổ biến nhất ở trẻ trên thế giới. Khi được 3 tuổi, hơn 83% trẻ em sẽ trải qua ít nhất một đợt viêm tai giữa. Trẻ em bị viêm tai giữa mạn tính tái phát có nguy cơ cao bị điếc dẫn truyền và điếc thần kinh. Khiếm thính do viêm tai giữa có thể tác động bất lợi đến sự phát triển lời nói và trí tuệ của trẻ.

 Viêm tai giữa mạn tính gây điếc bẩm sinh ở trẻ

Viêm tai giữa mạn tính gây điếc bẩm sinh ở trẻ

4. Viêm màng não

Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn gây viêm, sưng màng bao phủ não và tủy sống. Nghe kém hoặc điếc là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Viêm màng não có thể do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác và ít phổ biến hơn bởi một số loại thuốc.

5. Sử dụng thuốc gây độc cho tai

Sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ có thể làm tổn thương cơ quan thính giác và là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ khiếm thính. Điếc do sử dụng thuốc có xu hướng phát triển nhanh chóng nhưng thính giác có thể trở lại bình thường sau khi hết thuốc. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho tai trong. Các loại thuốc này, bao gồm: Aspirin liều cao; thuốc chống viêm không steroid; một số loại kháng sinh; thuốc lợi tiểu dùng để điều trị huyết áp cao, suy tim; các loại thuốc điều trị ung thư ở trẻ em.

 Có nhiều loại thuốc gây khiếm thính ở trẻ

Có nhiều loại thuốc gây khiếm thính ở trẻ

6. Chấn thương âm thanh

Chấn thương âm thanh là chấn thương do tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài. Trẻ có thể bị khiếm thính nếu tiếp xúc với một vụ nổ gần tai, tiếng súng, âm nhạc lớn trong thời gian dài. Điếc tai do chấn thương âm thanh có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

>>> Xem thêm: Cách điều trị điếc tai hiệu quả tại nhà

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khiếm thính ở trẻ nhờ thảo dược

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị khiếm thính, suy giảm thính lực, cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ. Song song với các phương pháp điều trị y khoa, hiện nay, giới chuyên gia cũng khuyên cha mẹ nên cho trẻ bị khiếm thính sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên để tăng cường khả năng nghe, khôi phục thính lực an toàn, hiệu quả tại nhà. Một trong những sản phẩm tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.

 Kim Thính giúp cải thiện tình trạng khiếm thính

Kim Thính giúp cải thiện tình trạng khiếm thính

 Kim Thính là sản phẩm chứa thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng các thảo dược quý khác như câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, đan sâm, thục địa, vảy ốc,… Kim Thính mang tới tác dụng tăng tuần hoàn máu và tăng cung cấp oxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, tăng cường thính lực,... từ đó giúp hỗ trợ điều trị khiếm thính, điếc tai an toàn, hiệu quả. Sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược nên an toàn, mẹ có thể yên tâm cho trẻ sử dụng mà không lo tác dụng phụ.

Kinh nghiệm cải thiện khiếm thính thành công

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, không ít người bị điếc tai đã cải thiện tình trạng bệnh sau khi sử dụng Kim Thính.

>>> Em Trần Hoàng Bảo (14 tuổi, nhà ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông)

Em Bảo là con của chị Đinh Thị Hoa (38 tuổi) đã từng bị ù tai, khiếm thính trong một thời gian dài. Vậy mà nhờ Kim Thính, em Bảo đã hồi phục được thính lực, trông hoạt bát, nhanh nhẹn hơn hẳn. Mời bạn xem thêm chia sẻ của chị Hoa về hành trình chữa bệnh của con trai tại đây:

>>> Bà Phạm Thị Liên (ở xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa)

Bà Phạm Thị Liên, 58 tuổi bị ù tai phải, luôn nghe thấy tiếng vo ve trong tai, còn tai trái thì đã điếc đặc từ hồi học lớp 3, lớp 4. Sau hơn 50 năm điều trị đủ mọi cách mà không ăn thua, bà Liên đã tìm ra phương pháp cải thiện tình trạng ù tai, điếc tai, nghe tiếng ve kêu trong tai hiệu quả chỉ sau 3 tháng. Cùng xem chia sẻ kinh nghiệm cải thiện ù tai, điếc tai thành công của bà Liên trong video sau:

>>> Xem thêm: Cách cải thiện điếc tai của ông Tô Viết Oanh (SĐT: 0917110195)

Đánh giá của chuyên gia

Cây cối xay được sử dụng từ xa xưa với công dụng cải thiện các bệnh về tai hiệu quả. Ngày nay, cây cối xay kết hợp cùng thảo dược như đan sâm, thục địa, vảy ốc,… giúp mang đến hiệu quả cải thiện điếc tai, nghe kém. Cùng theo dõi video dưới đây để nghe chuyên gia Dương Trọng Hiếu tư vấn kỹ hơn về vấn đề này:

>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Cải thiện điếc tai bằng cách nào?

Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu về nguyên nhân khiến trẻ khiếm thính. Hãy thăm khám chuyên khoa sớm để có hướng điều trị kịp thời và đừng quên cho trẻ sử dụng sản phẩm Kim Thính mỗi ngày nhé!

Mọi thắc mắc liên quan tới trẻ khiếm thính, ù tai, giảm thính lực, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

Mạnh Hùng