Thủng màng nhĩ là tình trạng không quá hiếm gặp. Nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ tới người cao tuổi. Thủng màng nhĩ có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như ù tai, suy giảm thính lực. Vậy đâu là cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ đúng, giúp phòng ngừa tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực hiệu quả? Nếu đang có những thắc mắc này thì mời bạn cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau!
Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ
Màng nhĩ là bộ phận nằm phân chia tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ thực hiện 2 chức năng quan trọng là rung khi phản ứng với sóng âm và hoạt động như một hàng rào bảo vệ tai tránh khỏi những tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng,… Khi không bị hư hại, bộ phận này giúp cô lập tai trong, tạo ra môi trường vô trùng sạch sẽ.
Thủng màng nhĩ là khi màng nhĩ bị rách khiến tai trong rất dễ bị nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây suy giảm thính lực, thậm chí điếc vĩnh viễn.
Thủng màng nhĩ dễ khiến tai bị nhiễm trùng
Thủng màng nhĩ có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân gây thủng màng nhĩ phổ biến bao gồm:
- Nhiễm trùng tai giữa: Viêm tai giữa có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng, làm tăng áp lực ở tai giữa khiến màng nhĩ bị thủng.
- Thay đổi đột ngột áp suất không khí bên trong tai, chẳng hạn như trong khi đi máy bay, lặn biển,…
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn đột ngột, chẳng hạn như một vụ nổ. Đây chính là lý do khiến người làm việc trong quân đội, quân nhân thời chiến tranh rất dễ bị thủng màng nhĩ.
- Chấn thương từ một vật bị ép vào tai, chẳng hạn như nút tai hoặc bông lấy ráy tai.
- Bị một cú đánh mạnh vào tai hoặc đầu, chẳng hạn như một cái tát hoặc do chấn thương khi chơi thể thao.
- Các nguyên nhân gây thủng màng nhĩ ít phổ biến hơn, bao gồm:
+ Tổn thương do tai nạn trong quá trình bơm tai (một thủ thuật được các bác sĩ sử dụng để rửa ráy tai và tắc nghẽn khác).
+ Rối loạn của ống Eustachian (một ống nhỏ kiểm soát áp lực ở tai giữa);…
Biến chứng của thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ có thể gây ra các triệu chứng như đau tai, có nước chảy ra ở tai,… Nếu tình trạng này không được điều trị sớm, nó có thể dẫn tới các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe như:
- Suy giảm thính lực: Thông thường, suy giảm thính lực do thủng màng nhĩ là tạm thời, nó chỉ kéo dài cho đến khi vết rách ở màng nhĩ lành. Kích thước và vị trí của vết rách có thể ảnh hưởng đến mức độ suy giảm thính lực nhẹ hay nặng.
Thủng màng nhĩ có thể gây suy giảm thính lực
- Viêm tai giữa: Thủng màng nhĩ có thể cho phép vi khuẩn xâm nhập vào tai. Nếu màng nhĩ không thể tự lành hoặc không được điều trị kịp thời, bạn có thể dễ bị nhiễm trùng mãn tính. Điều này sẽ gây ra tình trạng suy giảm thính lực vĩnh viễn.
- U nang tai giữa (cholesteatoma). Cholesteatoma là một u nang trong tai giữa gồm các tế bào da và những mảnh vụn khác. Thông thường, các mảnh vụn ống tai di chuyển đến tai ngoài với sự trợ giúp của ráy tai. Nếu màng nhĩ bị thủng, các mảnh vụn da có thể đi vào tai giữa và hình thành u nang. Cholesteatoma cung cấp môi trường thân thiện cho vi khuẩn và chứa protein có thể làm hỏng xương tai giữa, khiến tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực càng khó được phục hồi.
Chuyên gia hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ
Theo các chuyên gia, khi bị thủng màng nhĩ, vệ sinh tai là một khâu vô cùng quan trọng. Nếu tai được vệ sinh tốt, đúng cách sẽ tránh được viêm nhiễm, giúp cho quá trình điều trị có hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu vệ sinh tai không tốt sẽ vô tình gây nhiễm trùng tai, khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.
Nếu bị thủng màng nhĩ, bạn có thể tự vệ sinh tại nhà theo cách sau:
Chuẩn bị: 1 chiếc khăn mềm, nước ấm, nước muối sinh lý.
Cách thực hiện:
- Pha nước muối sinh lý cùng nước ấm.
- Nhúng khăn sạch vào hỗn hợp nước đã pha, sau đó vắt cho khăn thật khô. Dùng khăn lau sạch sẽ phần tai ngoài.
Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ
- Tiếp theo, bạn dùng nước muối sinh lý nhỏ vào tai. Bạn có thể sử dụng thuốc rửa tai chuyên dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nhỏ tai bằng cách như sau: Nghiêng đầu để tai có màng nhĩ bị thủng ở phía trên và nhỏ nước muối sinh lý vào ống tai. Giữ yên đầu trong khoảng 1 – 3 phút, sau đó nghiêng ngược lại để nước dư thừa bên trong chảy ra ngoài. Cuối cùng dùng khăn sạch lau lại một lần nữa. Nên thực hiện cách vệ sinh này khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để ống tai luôn sạch sẽ, tránh nhiễm trùng.
Ngoài cách vệ sinh như trên, người bị thủng màng nhĩ cũng cần lưu ý:
- Tuyệt đối không để nước tràn vào trong tai, nhất là nước bẩn. Vì thế, bạn cần cẩn thận khi tắm để nước không vào tai. Tốt nhất nên hạn chế đi bơi trong thời gian đang điều trị thủng màng nhĩ. Đối với trẻ nhỏ thì mẹ không nên cho con bú nằm vì dễ khiến sữa chảy vào tai, làm tình trạng nhiễm trùng càng nguy hiểm hơn.
- Không tiếp xúc với tiếng ồn lớn, âm thanh mạnh, không sử dụng vật cứng để lấy ráy tai.
Người bị thủng màng nhĩ nên tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn
- Chú ý vệ sinh cả mũi họng bằng nước muối sinh lý, bởi tai mũi họng thông nhau, do đó vệ sinh tốt cả 3 bộ phận sẽ giúp tránh viêm nhiễm, bệnh sớm khỏi hơn.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ưu tiên ăn các món ăn mát, mềm, có tác dụng chống viêm và giúp tổn thương nhanh lành hơn.
Hỗ trợ điều trị thủng màng nhĩ nhờ thảo dược
Thủng màng nhĩ tuy không phải bệnh nguy hiểm và có thể chữa khỏi được nhưng nếu chậm trễ trong quá trình điều trị hoặc chữa sai cách sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới thính lực, dẫn đến điếc tai vĩnh viễn. Chính vì vậy, việc điều trị thủng màng nhĩ cần hết sức cẩn thận.
Hiện nay, bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, giới chuyên gia khuyên người bị thủng màng nhĩ nên sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp tăng thêm hiệu quả chữa bệnh và phòng ngừa điếc tai, suy giảm thính lực hiệu quả. Một trong những sản phẩm tiêu biểu nhất hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.
Kim Thính giúp phòng ngừa điếc tai do thủng màng nhĩ
Kim Thính chứa thành phần chính chiết xuất từ cây cối xay, kết hợp cùng vảy ốc, bổ cốt toái, câu kỷ tử, thục địa, đan sâm,… giúp tăng cường tuần hoàn, cải thiện sức nghe, ngăn chặn và hỗ trợ điều trị tình trạng viêm nhiễm tai, nấm tai, ù tai, hay tình trạng điếc tai, nghe kém do thủng màng nhĩ an toàn, hiệu quả.
Sản phẩm được coi là phương pháp giúp phòng ngừa điếc tai hữu hiệu cho những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như người lớn tuổi, đối tượng làm việc trong môi trường ồn ào, người đeo tai nghe, dùng điện thoại liên tục,…
Kinh nghiệm chữa điếc tai do thủng màng nhĩ
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, nhiều người bị điếc tai, suy giảm thính lực do thủng màng nhĩ đã sử dụng sản phẩm và thấy hiệu quả tích cực:
>>> Bà Lê Thị Tứ (SĐT: 0912790183 phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng)
Bà Lê Thị Tứ bị điếc tai, nghe kém do viêm tai giữa, thủng màng nhĩ nhiều năm. Dù đã phẫu thuật vá màng nhĩ nhưng tình trạng điếc tai của bà vẫn không được cải thiện. May mắn, nhờ kiên trì dùng Kim Thính, giờ đây, thính lực của bà Tứ đã tốt hơn rất nhiều, bà không còn phải dùng máy trợ thính như trước. Mời bạn xem chia sẻ của bà Tứ trong video sau:
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện điếc tai của bà Phạm Thị Liên (0326703302)
Chuyên gia đánh giá Kim Thính như thế nào?
Kim Thính cũng được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Dưới đây là nhận xét của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh về công dụng của sản phẩm Kim Thính trong video sau:
>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Đau tai có ảnh hưởng tới thính lực không?
Ngoài cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ như trên, việc thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm sớm phát hiện những bất thường trong tai là điều cần thiết. Bạn cũng nên kết hợp lựa chọn và sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Thính mỗi ngày để màng nhĩ nhanh lành cũng như phòng ngừa điếc tai hiệu quả nhé!
Mọi thắc mắc liên quan tới cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ cũng như sản phẩm Kim Thính, mời bạn vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN PHÍ CƯỚC GỌI: 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất.
Thảo Mi
*Thực phẩm này phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.