Nghiên cứu gần đây đăng trên tờ JAMA Otolaryngology - Head & Neck Surgery đã chỉ ra mối liên quan giữa thiếu máu do thiếu sắt và suy giảm thính lực.

Thiếu máu có ảnh hưởng tới thính lực như thế nào?

Mất thính giác đột ngột (SNHL) gần đây được chỉ ra là có liên quan tới thiếu máu do thiếu sắt. Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là một tình trạng phổ biến gây ra bởi sự thiếu sắt trong cơ thể, dẫn tới giảm số lượng tế bào hồng cầu. Vì tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể, thiếu máu do thiếu sắt làm giảm lượng oxy được chuyển tới các mô. Số liệu thống kê cho thấy, thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng tới hàng triệu người trên thế giới, trong đó ước tính có khoảng 5 triệu người Mỹ.

Tại Mỹ, có khoảng 15% người trưởng thành bị suy giảm thính lực ở các mức độ. Trong đó, có tới 2/3 những người trên 65 tuổi và 80% những người trên 85 tuổi bị chứng ù taigiảm thính lực. Ở quần thể cư dân Mỹ, suy giảm thính lực có liên quan tới sức khỏe kém, huyết áp cao, hút thuốc lá, đái tháo đường.

Vì suy giảm thính lực có thể ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng sống của người bệnh, đặc biệt là 15% người Mỹ và bởi những nguyên nhân gây nên tình trạng này chưa được làm rõ đầy đủ, nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ mới vẫn đang tiếp tục được thực hiện. Và thực tế, thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng dễ điều trị nên bất kỳ mối liên quan nào giữa 2 tình trạng này đều quan trọng.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ bệnh án điện tử ẩn danh từ Trung tâm Y tế Milton S. Hershey bang Penn ở Hershey (Mỹ). Tổng cộng, dữ liệu của 305.339 người trưởng thành ở độ tuổi từ 21-90 được điều tra với 43% trong số họ là nam giới và độ tuổi trung bình là 50. Bằng cách quan sát hàm lượng ferritin và hemoglobin, thiếu máu do thiếu sắt được chẩn đoán hồi cứu.

Nhóm nghiên cứu cũng đã thu thập thông tin liên quan đến thính giác của bệnh nhân. Họ đã quan sát riêng biệt suy giảm thính lực dẫn truyền do các rối loạn với xương ốc tai – tổn thương ốc tai hoặc con đường thần kinh từ ốc tai tới não, điếc và suy giảm thính lực không xác định.

Khi dữ liệu được phân tích, nhóm nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan: SNHL (mất thính giác đột ngột) và suy giảm thính lực kết hợp (SNHL và suy giảm dẫn lực dẫn truyền ở cùng một người) có liên quan đáng kể với thiếu máu do thiếu sắt.

Các tác giả kết luận: “Có mối liên quan giữa thiếu máu do thiếu sắt ở người trưởng thành và ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực. Bước tiếp theo là tìm hiểu rõ hơn về mối tương quan này và xem việc chẩn đoán, điều trị thiếu máu do thiếu sắt có ảnh hưởng tích cực tới tình trạng sức khỏe chung của người bị suy giảm thính lực hay không?”.

Mối liên quan giữa thiếu máu do thiếu sắt với suy giảm thính lực vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ, nhưng vẫn có một số nguyên nhân tiềm ẩn. Ví dụ, cung cấp máu tới ốc tai qua động mạch mê nhĩ rất nhạy cảm với tổn thương do thiếu máu cục bộ (tổn thương gây ra bởi giảm lưu thông máu). Ngoài ra, các đối tượng bị bệnh mạch máu cũng dễ nhạy cảm hơn với SNHL. Do vậy, cung cấp máu rõ ràng là một yếu tố quan trọng trong suy giảm thính lực.

 

Thiếu máu do thiết sắt có thể gây suy giảm thính lực

Cơ chế tiềm ẩn khác có liên quan tới myelin, một chất sáp bao phủ dây thần kinh và quan trọng đối với sự dẫn truyền hiệu quả các tín hiệu dọc theo sợi thần kinh. Nếu myelin bao phủ thần kinh thính giác tổn thương, thính lực có thể bị suy giảm.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu xem bổ sung sắt có tác dụng tích cực lên suy giảm thính lực không? Nếu nó có thể cải thiện thính giác bị tổn thương hoặc tình trạng suy giảm thính lực, thì đây là cách hiệu quả để giảm thiểu tình trạng phổ biến này.

Cải thiện suy giảm thính lực đơn giản và hiệu quả

Để giúp ngăn ngừa giảm sút khả năng nghe, các chuyên gia khuyến khích nên có biện pháp bảo vệ đôi tai bằng việc sử dụng các thiết bị cá nhân đúng cách. Đồng thời, nên bổ sung hợp lý các chất dinh dưỡng cần thiết, quan trọng cho thính giác.

Ngoài ra, việc sử dụng thảo dược cũng là một phương pháp hiệu quả, an toàn được nhiều người lựa chọn. Trong đó, điển hình như thực phẩm chức năng Kim Thính với thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng vảy ốc, bổ cốt toái, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… Sản phẩm có hiệu quả trong việc tăng tuần hoàn, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tế bào thần kinh tai, từ đó, giúp tăng cường thính lực, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa nghe kém, điếc tai và các bệnh về tai thường gặp khác.

Nhiều người đã cải thiện ù tai, suy giảm thính lực. Những chia sẻ của bà Trần Thị Hoa (cô Ba) ở Cà Mau trong video dưới đây sẽ giúp bạn có thêm một giải pháp an toàn trên con đường tìm lại thính lực của mình.

Để bảo vệ thính giác an toàn, hãy bổ sung đầy đủ các chất cần thiết, quan trọng cho đôi tai. Đồng thời, đừng quên sử dụng sản phẩm Kim Thính mỗi ngày. Đây là cách đơn giản và hiệu quả dành cho bạn.

Việt Anh