Nặng tai không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy nặng tai là gì, nguyên nhân nào gây nặng tai và làm sao để khắc phục hiệu quả?

Nặng tai là gì?

Nặng tai thực chất là tình trạng điếc tai, giảm thính lực. Tình trạng này còn được gọi với tên khác là nghe kém, lãng tai. Đây là tình trạng gặp phổ biến ở người già. Tuy nhiên, ngày nay, rất nhiều người trẻ cũng đang gặp phải các vấn đề về thính lực.

Theo một vài nghiên cứu tại Hoa Kỳ, có khoảng 15 - 20% người trưởng thành bị suy giảm thính lực ở nhiều mức độ khác nhau. Trong số đó, có đến hơn một nửa số người ở độ tuổi từ 20 đến 50. Nhiều thống kê còn cho kết quả, cứ 3 người trên 65 tuổi thì sẽ có 1 người bị nặng tai, nghe kém.

nang-tai-la-tinh-trang-nguoi-benh-bi-giam-kha-nang-nghe-mot-cach-tu-tu

Nặng tai là tình trạng người bệnh bị suy giảm khả năng nghe một cách từ từ

Dấu hiệu nặng tai

Thông thường, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng nặng tai trái hoặc nặng tai phải. Sau một thời gian, tình trạng này sẽ xuất hiện đều ở cả hai bên. Khi bị nặng tai, bạn sẽ có cảm giác khó nghe, tai như bị bít lại.

Lúc này, bạn không thể nghe rõ những người xung quanh nói gì, nhất là khi nhiều người nói cùng một lúc hoặc trong môi trường có nhiều tạp âm. Đôi khi, người bệnh còn bị đau tai, ngứa tai, chảy dịch tai, chóng mặt, mất thăng bằng.

Một số trường hợp nặng tai kéo dài còn dẫn đến rối loạn tâm lý, trầm cảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây nặng tai

Có nhiều nguyên nhân gây nặng tai, dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

  • Tuổi tác: Trên thực tế, nặng tai gặp chủ yếu gặp ở đối tượng người cao tuổi. Nguyên nhân bởi tuổi càng cao, chức năng thính giác càng suy giảm, từ đó gây nặng tai, tai nghe kém.
  • Tiếp xúc tiếng ồn lâu ngày: Nếu bạn thường xuyên phải làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn như tiếng xe cộ, máy móc,... thì sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng nặng tai.
  • Viêm nhiễm tại tai: Một số bệnh viêm nhiễm tại tai như viêm tai giữa, nhiễm trùng tai trong,... cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thính giác, trong đó có triệu chứng nặng tai.
  • Tổn thương tai trong: Khi tế bào lông trong tai bị tổn thương, tín hiệu truyền âm từ tai đến não bộ sẽ bị gián đoạn. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác khó nghe, nặng tai, đau tai.
  • Tích tụ ráy tai: Tai không được vệ sinh thường xuyên sẽ gây tích tụ ráy tai nhiều trong lỗ tai. Nếu không xử lý kịp thời, ống tai có thể bị tắc và làm âm thanh không được dẫn truyền hiệu quả vào tai giữa và tai trong.
  • Tác dụng phụ của thuốc tây: Một số thuốc kháng sinh như streptomycin, gentamycin,.... khi dùng dài ngày với liều lượng cao có thể gây nguy hại cho cơ quan thính giác.
  • Mắc các bệnh lý trong cơ thể: Nặng tai còn có thể là hệ luỵ của một số nguyên nhân khác như rối loạn tuần hoàn máu, suy giảm chức năng dây thần kinh thính giác, tổn thương tế bào lông ở tai trong,...

tuoi-tac-la-nguyen-nhan-hang-dau-gay-tinh-trang-nang-tai

Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nặng tai

Bị nặng tai phải làm sao?

Nhiều người cho rằng, nặng tai, tai nghe kém là tình trạng bình thường nên chủ quan không chữa trị. Điều này vô tình gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe thính giác. Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng nặng tai như sau:

Sử dụng máy trợ thính giúp cải thiện thính lực

Khi bị nặng tai, khó nghe, nhiều người thường nghĩ ngay đến việc sử dụng máy trợ thính. Máy trợ thính là một thiết bị điện tử có kích thước nhỏ được đặt bên trong hoặc phía sau tai. Máy trợ thính hoạt động theo cơ chế khuếch đại âm thanh, từ đó giúp người bệnh nghe tốt hơn, nhất là trong môi trường yên tĩnh.

Mặc dù đem lại hiệu quả tích cực, tuy nhiên, máy trợ thính vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm như:

  • Tốn kém chi phí: Để sở hữu một chiếc máy trợ thính chất lượng tốt, chắc chắn bạn sẽ phải bỏ ra số tiền không nhỏ. Điều này khiến nhiều người đắn đo khi quyết định dùng máy trợ thính.
  • Máy trợ thính cần phải được vệ sinh kỹ càng, bảo quản cẩn thận để tránh tích tụ vi khuẩn, gây viêm nhiễm tai.

dung-may-tro-thinh-giup-cai-thien-tinh-trang-nang-tai

Sử dụng máy trợ thính giúp cải thiện tình trạng nặng tai hiệu quả

Giảm nặng tai nhờ thiết bị nghe hỗ trợ

Một lựa chọn khác để khắc phục triệu chứng nặng tai, tai nghe kém mà bạn có thể tham khảo là sử dụng thiết bị nghe hỗ trợ. Theo các chuyên gia, thiết bị này có thể giúp người bệnh nghe được âm thanh loa đài, tivi, điện thoại rõ hơn. Tuy nhiên, chi phí vẫn là vấn đề mà nhiều băn khoăn, vì các thiết bị hỗ trợ nghe thường có giá thành khá đắt đỏ.

Cấy ốc tai điện tử cải thiện tình trạng nặng tai

Cấy ốc tai điện tử là phương pháp cấy ghép các thiết bị điện tử vào bên trong ốc tai, nhằm khôi phục thính lực cho người bị nặng tai, tai nghe kém. Khác với máy trợ thính, ngoài khả năng khuếch đại âm thanh, ốc tai điện tử còn giúp tai truyền âm thanh đến não bộ tốt hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cấy ốc tai điện tử chỉ được sử dụng ở người bị giảm thính lực nặng và còn tồn tại nhiều nhược điểm như:

  • Trong quá trình cấy ốc tai điện tử, người bệnh có thể gặp một số tổn thương như chảy máu, sưng tai, thậm chí liệt cơ mặt.
  • Khi bơi lội hoặc tắm hàng ngày, bạn cần phải tháo bỏ ốc tai điện tử ra ngoài để tránh gây hỏng hóc.
  • Hiện nay, phương pháp cấy ốc tai điện tử có giá thành khá cao, khoảng khoảng từ 200 – 700 triệu tùy trường hợp.

cay-oc-tai-dien-tu-giup-nguoi-bi-nang-tai-nghe-ro-hon

Cấy ốc tai điện tử giúp người bị nặng tai nghe rõ hơn

Sử dụng sản phẩm Kim Thính

Bên cạnh các phương pháp điều trị nặng tai kể trên, các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên sử dụng sản phẩm thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên để cải thiện tình trạng nặng tai. Hiện nay, sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kim Thính.

Sản phẩm Kim Thính có thành phần chính gồm cây cối xay kết hợp với cốt toái bổ, đan sâm, cẩu tích, câu kỷ tử,... Những thảo dược này giúp tác động trực tiếp lên nguyên nhân sâu xa gây nặng tai, suy giảm thính lực là chức năng thận suy giảm.

  • Cây cối xay, cẩu tích chứa thành phần hoạt chất có tác dụng tương đương kháng sinh, có tác dụng giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng ù tai, điếc tai, nặng tai do mắc những bệnh lý viêm nhiễm ở tai. Đặc biệt, theo một nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ, hoạt chất trong cây cối xay có tác dụng tương đương diclofenac.
  • Thục địa, cốt toái bổ, câu kỷ tử có tác dụng tăng cường chức năng thận, bổ thận. Theo quan niệm y học cổ truyền, thận khai khiếu ra tai. Hiểu đơn giản hơn, khi thận khỏe thì tai nghe tốt, ngược lại thận yếu thì tai nghe kém, khó nghe. Bởi vậy, có thể nói, sản phẩm Kim Thính giúp tác động đến nguyên nhân gốc rễ gây nặng tai theo đông y.
  • Đan sâm có công dụng cải thiện lưu thông khí huyết, đồng thời hỗ trợ hoạt động của dây thần kinh thính giác, từ đó giảm nặng tai, ù tai.

Nhờ sự kế thừa và phát huy tinh hoa độc đáo của y học cổ truyền kết hợp với phương pháp bào chế hiện đại, sản phẩm Kim Thính đã có mặt trên thị trường 10 năm và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các chuyên gia đầu ngành. Đặc biệt, khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, có tới 95% người dùng rất hài lòng và hài lòng khi dùng sản phẩm Kim Thính.

Để đạt được kết quả điều trị nặng tai tốt nhất, bạn nên sử dụng Kim Thính trong khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng. Sản phẩm có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, không gây hại cho sức khoẻ nên bạn có thể yên tâm khi dùng lâu dài để tăng cường thính lực.

kim-thinh-tot-cho-nguoi-bi-nang-tai

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kim Thính chiết xuất từ cây cối xay hỗ trợ điều trị nặng tai

Sản phẩm Kim Thính được nhiều người sử dụng cho thấy hiệu quả rất tốt. Bạn có thể nghe chia sẻ về cách cải thiện nặng tai, nghe kém nhờ dùng Kim Thính của ông Hoàng Văn Dần trong video sau:

Nặng tai tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống người bệnh. Bởi vậy, ngay khi có biểu hiện nặng tai, tai nghe kém, ù tai,... bạn nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kim Thính nhé!

Để tìm hiểu thêm về tình trạng nặng tai cũng như cách điều trị hiệu quả, bạn hãy liên hệ ngay tới hotline (zalo/ viber): 0916751651 - 0916767653 để được dược sĩ tư vấn tận tình.

THAM KHẢO: