Trẻ nhỏ với bản tính ham chơi, ham học hỏi nhưng lại chưa thể ý thức được những việc mình làm, rất dễ dẫn đến việc tự cho đồ chơi vào tai. Các dị vật phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ là đồ chơi nhỏ, bông gạc, côn trùng (gián, ruồi, kiến), thực phẩm (đậu hoặc hạt),... Khi trẻ bị mắc các dị vật trong tai, nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như viêm tai, điếc tai,....

Trẻ có thể bị điếc vì có dị vật trong tai

Tai của chúng ta được chia làm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa, tai trong. Ống tai ngoài được cấu tạo bởi phần sụn ở ngoài và ống tai xương ở trong. Ống tai ngoài và ống tai xương được tiếp nối với nhau bằng một phần rất hẹp.

Bình thường, tai ngoài và tai giữa có một bộ phận ngăn cách gọi là màng nhĩ. Trong một số trường hợp, dị vật bắn mạnh vào tai, có thể xuyên qua màng nhĩ vào tai giữa. Trường hợp này khá nguy hiểm vì có khả năng làm thủng màng nhĩ, gây ù hoặc điếc.

Trẻ có thể bị điếc do dị vật trong tai

Trẻ có thể bị điếc do dị vật trong tai

Ngoài ra, việc lấy dị vật không đúng cách có thể khiến chúng càng bị đẩy mạnh vào bên trong, gây thủng màng nhĩ, dị vật qua lỗ thủng vào tai giữa, khiến trẻ bị điếc.

Cần làm gì khi trẻ bị mắc dị vật trong tai

Với trẻ nhỏ, đôi khi không thể tự nhận biết việc mình đang mắc dị vật trong tai. Do vậy, phụ huynh cần chú ý tới các biểu hiện như: Một bên tai của bé sẽ bị chảy nước, khó chịu, bé sẽ có triệu chứng bứt rứt, kéo tai, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ chơi. Khi phát hiện trẻ có dị vật trong tai, phụ huynh cần làm theo hướng dẫn sau:

- Không lấy dị vật trong tai bằng tăm bông, que hoặc các dụng cụ khác. Bởi làm như vậy có thể tăng nguy cơ đẩy dị vật vào sâu trong tai và gây tổn thương những cấu trúc mỏng manh của tai giữa.

- Nếu dị vật nhìn thấy rõ, mềm và gắp ra dễ dàng, có thể dùng nhíp rồi nhẹ nhàng gắp nó ra.

- Yêu cầu trẻ nghiêng đầu về bên tai có dị vật. Lắc đầu nhẹ nhàng xuống dưới để dị vật có thể rơi ra ngoài.

- Nếu biết chắc chắn dị vật là côn trùng, cha mẹ có thể thử đưa côn trùng ra bằng cách cho một chút dầu oliu hoặc dầu tắm vào trong tai trẻ. Dầu oliu cần làm ấm nhẹ nhưng không quá nóng. Khi bôi dầu, cha mẹ nên kéo thẳng ống tai, để dầu có thể chảy vào giữa tai. Kéo nhẹ tai trẻ ra sau và xuống dưới. Dầu có thể khiến côn trùng bị ngạt và được đẩy ra ngoài. Ngay khi côn trùng ra ngoài, cần nhanh chóng làm sạch tai trẻ, tránh để dầu còn đọng lại gây nhiễm trùng tai. Tuy nhiên, tuyệt đối không làm cách này nếu dị vật không phải là côn trùng.

cần đưa trẻ tới bác sĩ để điều trị kịp thời

Cần đưa trẻ tới bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời

Khi nghi ngờ trẻ có dị vật trong tai và không thể tự lấy nó ra ngoài thì tốt nhất, phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa tiến hành gắp dị vật. Thông thường, khi tới bệnh viện, các bác sĩ sẽ thử bơm nước 37 độ C để lấy dị vật ra. Nếu sau khi bơm mà vẫn không lấy được dị vật thì phải dùng dụng cụ gắp, lấy dị vật ra ngoài. Nếu dị vật còn ở phần ống tai sụn, chưa bít tắc ống tai thì có thể lấy ra bằng cây móc ráy luồn về phía sau, hoặc sử dụng ống hút. Tuyệt đối không cố gắng lấy dị vật tại nhà bằng mọi cách vì có thể sẽ càng đẩy dị vật vào sâu hơn và khó lấy hơn.

Giúp phục hồi tai cho trẻ sau phẫu thuật lấy dị vật nhờ thảo dược

Sau khi dị vật đã được lấy ra, trẻ vẫn sẽ có dấu hiệu tai ù ù, khó chịu. Với trường hợp dị vật to, khó lấy, các bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành phẫu thuật để gắp, nên tai cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Trong giai đoạn hồi phục, trẻ cần được chăm sóc cẩn thận để không có những biến chứng về sau.

Thực phẩm chức năng Kim Thính

Thực phẩm chức năng Kim Thính

Với trẻ trên 6 tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng Kim Thính trong thời gian phục hồi. Sản phẩm Kim Thính có chứa thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng một số thảo dược quý khác như câu kỷ tử, đan sâm, cẩu tích, cốt toái bổ,… có tác dụng tăng cường thính lực, hỗ trợ điều trị các bệnh về tai như ù tai, nhức tai, đau tai, điếc tai, nghe kém, suy giảm thính lực, hỗ trợ phục hồi tai sau phẫu thuật. Kim Thính là sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn nên cha mẹ có thể yên tâm cho trẻ sử dụng lâu dài.

Công dụng cũng như độ an toàn của Kim Thính đã được kiểm chứng bởi rất nhiều bệnh nhân. Mời bạn xem thêm nhận xét của chị Huệ (Thừa Thiên Huế) sau khi sử dụng sản phẩm Kim Thính trong video sau đây:


Sản phẩm cũng được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành. Bạn hãy lắng nghe phân tích của chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh về thành phần và đối tượng sử dụng sản phẩm Kim Thính.

Mắc dị vật trong tai không phải hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Để phòng tránh dị vật vào tai, gia đình cần dạy trẻ không được nhét bất cứ vật gì vào tai hoặc mũi. Vật dụng, đồ chơi nhỏ gia đình không sử dụng cần bỏ vào hộp và để xa tầm tay trẻ em hoặc vứt bỏ để tránh gây nguy hiểm đến thính lực của trẻ.

Quỳnh Anh