Đau lỗ tai khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này tại nhà bằng 10 mẹo chữa đau lỗ tai cực dễ và hiệu quả dưới đây.
Nhai kẹo cao su giúp giảm đau lỗ tai
Nhiều người thường xuyên bị đau tai khi đi máy bay hoặc di chuyển bằng tàu, thuyền. Nguyên nhân bởi khi tai tiếp xúc với môi trường lạ hoặc ở độ cao bất ngờ, áp lực trong tai sẽ bị thay đổi đột ngột, gây đau nhức tai, ù tai. Lúc này, bạn chỉ cần nhai kẹo cao su, cơ vòi nhĩ sẽ mở rộng hơn, từ đó giảm ù tai, đau tai hiệu quả.
Nhai kẹo cao su giảm đau lỗ tai khi đi máy bay hoặc đến nơi có độ cao hơn
Chữa đau lỗ tai bằng chườm lạnh
Chườm lạnh ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm tai và giảm đau lỗ tai hiệu quả. Để chữa đau lỗ tai, người bệnh chỉ cần chườm 1 túi nước đá hoặc khăn lạnh vào tai trong khoảng thời gian 20 phút.
Tắm nước nóng giảm đau tai
Tắm nước nóng giúp thư giãn cơ thể, khí huyết lưu thông tốt hơn, từ đó kích thích tuần hoàn máu, thông mũi, tai, giảm đau tai hiệu quả. Bạn nên tắm nước nóng ở nhiệt độ khoảng 38 độ C hoặc ngâm mình trong nước nóng pha với tinh dầu loãng 10 - 15 phút để cải thiện tình trạng đau lỗ tai.
Tắm hoặc ngâm nước nóng 10 - 15 phút giúp lưu thông khí huyết, thư giãn, cải thiện đau tai hiệu quả
Sử dụng dầu tỏi để giảm đau lỗ tai
Dầu tỏi là phương pháp tự nhiên dùng để giảm đau lỗ tai đã được nhiều người sử dụng từ rất lâu trước đây. Hợp chất Allicin trong tỏi có khả năng chống viêm, chống virus, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm và đau tai. Đồng thời, tỏi giúp nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng tai. Cách giảm đau lỗ tai bằng dầu tỏi:
- Nằm nghiêng người cho phần tai bị đau hướng lên trên.
- Nhỏ 2 - 3 giọt dầu tỏi vào tai.
- Đặt bông y tế lên trên để dầu không chảy ra ngoài và giữ nguyên trong 10 - 15 phút.
Hạn chế đau tai nhờ kê cao đầu khi ngủ
Kê cao đầu và cổ khi ngủ có tác dụng thông ống Eustachian, từ đó giúp khí huyết lưu thông qua tai dễ dàng, giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn. Khi ngủ, bạn nên nằm thẳng hoặc nghiêng tai về phía không bị đau để tránh tạo áp lực, khiến tình trạng đau nhức ngày càng nghiêm trọng hơn.
Kê cao đầu khi ngủ giúp thông ống Eustachian, giảm đau tai, ù tai
Cải thiện đau lỗ tai bằng cách xoa khớp hàm
Các chuyên gia khuyên người bệnh nên xoa bóp khớp hàm để cải thiện đau lỗ tai, đau tai khi nhai, đau vùng cổ, hàm,... Xoa khớp hàm giúp thư giãn hàm, tăng khả năng vận động của hàm, chữa lành hàm. Khi cơ hàm hoạt động tốt sẽ giúp cho vùng tai tốt hơn.
Người bệnh mở rộng miệng, xoa bóp cơ ở gần thái dương hàm cho đến khi thư giãn. Sau đó từ từ ngậm miệng và lặp lại động tác xoa bóp.
Giảm đau lỗ tai nhờ chế độ ăn hợp lý
Chế độ ăn hàng ngày tác động tốt hoặc xấu đến tình trạng đau lỗ tai của bạn. Để giảm đau lỗ tai thì bạn cần có chế độ ăn hợp lý. Cụ thể:
- Thêm gia vị có tác dụng giảm đau vào bữa ăn như gừng, nghệ, tỏi, bạc hà, húng quế,...
- Ăn sữa chua mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn tốt cho cơ thể.
- Ăn nhiều loại rau, củ, quả như rau cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ xanh, khoai lang, đu đủ, cà rốt,... giúp tăng cường vitamin, dưỡng chất, từ đó nâng cao sức đề kháng.
- Tăng cường bổ sung vitamin C từ trái cây như táo, nho, dâu tây, cam, quả việt quất,...
- Tăng cường Omega 3 từ cá hồi, cá thu, hạt hướng dương, hạt lanh,...
- Không uống rượu, bia, chất kích thích. Bởi, đây đều là các tác nhân có hại cho thần kinh ốc tai.
- Không ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và nhiều đường hóa học.
Bổ sung tỏi, gừng, sữa chua, vitamin C và omega - 3 để cải thiện đau lỗ tai
Sử dụng thuốc tây giảm triệu chứng đau tai
Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp trên mà vẫn không cải thiện tình trạng đau lỗ tai thì bạn nên đi khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả hơn.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc tây để điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định để giảm đau lỗ tai:
- Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin,...
- Thuốc nhỏ tai: Ciprodex, Ear Ex Plus,...
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp đau tai vì nhiễm trùng tai do vi khuẩn. Các thuốc thường dùng là Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin,...
Mặc dù thuốc tây điều trị đau lỗ tai có hiệu quả nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, dị ứng,... Do đó, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc tây để giảm đau lỗ tai mà cần có chỉ định của bác sĩ.
Can thiệp phẫu thuật trị đau lỗ tai kéo dài
Một vài trường hợp người bệnh đau lỗ tai kéo dài sẽ được bác sĩ chỉ định can thiệp phẫu thuật như đau tai do viêm tai giữa mạn tính, viêm tai giữa tái phát nhiều lần, viêm tai giữa chảy mủ, thủng màng nhĩ.
Kim Thính giúp giảm đau tai hiệu quả, an toàn
Để quá trình điều trị đau lỗ tai hiệu quả hơn, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên sử dụng sản phẩm chiết xuất 100% từ thảo dược. Tiêu biểu trên thị trường hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính có thành phần từ thiên nhiên.
Kim Thính được chiết xuất từ cây cối xay, cao vảy ốc, thục địa, đan sâm,... giúp tăng cường dưỡng chất thần kinh tai, tăng cường sức khỏe thính lực, phòng ngừa viêm nhiễm tai, giảm đau tai hiệu quả. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp hỗ trợ điều trị điếc tai, ù tai, nghe kém,... hiệu quả, an toàn.
Sản phẩm thảo dược Kim Thính hỗ trợ điều trị đau tai
Sản phẩm Kim Thính có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, thân thiện với sức khỏe, vì thế người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.
Nhiều khách hàng bị đau tai, ù tai, suy giảm thính lực đã sử dụng Kim Thính và nhận thấy hiệu quả tích cực. Hơn 95% khách hàng đánh giá hài lòng và rất hài lòng sau khi sử dụng sản phẩm. Đây chính là bảo chứng cho chất lượng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.
Bạn có thể xem thêm chia sẻ của cô Trương Thị Thu Hường bị đau lỗ tai, ù tai, nghe kém mỗi khi nghe tiếng ồn lớn. Sau khi sử dụng Kim Thính trong 1 tháng, các tình trạng bệnh của cô đã cải thiện rõ rệt:
Với 10 mẹo chữa đau lỗ tai trên bài viết, hy vọng bạn sẽ mau chóng cải thiện được tình trạng bệnh của mình. Bên cạnh đó, bạn nên kiên trì sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính để đẩy nhanh quá trình chữa trị, đồng thời tăng cường sức khỏe thính lực.