Tình trạng đau tai là vấn đề phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Hiểu về nguyên nhân gây đau tai sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị đúng, mang tới hiệu quả cao.

Đau tai là triệu chứng của bệnh gì?

Đau tai có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, đây là triệu chứng báo hiệu các bệnh lý viêm nhiễm, chấn thương ở tai hoặc các vấn đề liên quan đến rối loạn tuần hoàn máu, ống Eustachian.

Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai là nguyên nhân đau tai phổ biến nhất. Viêm nhiễm sẽ gây cảm giác tai đau nhức từ trung bình đến dữ dội. Cảm giác đau thường đi kèm sưng, tấy đỏ, ngứa và căng tức tai. 

Dau-tai-co-the-la-trieu-chung-cua-nhiem-trung-tai

Đau tai có thể là triệu chứng của nhiễm trùng tai

Thủng màng nhĩ gây đau tai

Màng nhĩ là một cấu trúc mỏng manh bên trong tai. Bộ phận này rất dễ bị rách do chấn thương, thay đổi áp suất, viêm nhiễm hoặc tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Màng nhĩ thủng sẽ gây cảm giác đau buốt ở tai kèm theo ù tai, mất thính lực.

Tổn thương ống tai

Niêm mạc ở tai rất mỏng và dễ bị tổn thương nếu dùng tăm bông không đúng cách. Các tổn thương này làm rách niêm mạc, gây chảy máu và đau tai âm ỉ.

Tắc nghẽn ống Eustachian

Eustachian là ống thông tai giữa và vùng họng. Ống Eustachian có chức năng thoát dịch dư thừa ở tai. Khi bị tắc nghẽn, dịch lỏng sẽ ứ đọng lại trong tai gây cảm giác đầy tai kèm triệu chứng đau nhức, khó chịu ở tai.

Bệnh Meniere

Bệnh Meniere là tình trạng tích tụ chất lỏng dư thừa ở tai trong. Khi bị Meniere, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, ù tai và mất thính lực. Tuy nhiên, một số người bị bệnh Meniere vẫn cho biết họ gặp phải triệu chứng đau tai.

Tuần hoàn máu kém

Tuần hoàn máu đến tai kém sẽ khiến lưu lượng máu cung cấp cho các tế bào tai bị thiếu hụt. Hoạt động của tai bị ảnh hưởng, từ đó gây nên các triệu chứng ù tai, đau tai, giảm thính lực.

Tuan-hoan-mau-kem-cung-la-nguyen-nhan-gay-dau-tai

Tuần hoàn máu kém cũng là nguyên nhân gây đau tai

Phân loại đau tai

Không phải tất cả các triệu chứng đau tai đều giống nhau. Mỗi vị trí đau sẽ có những biểu hiện riêng biệt. Đau tai có thể xuất hiện ở một hoặc vài bộ phận của tai như tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong.

Đau tai ngoài

Đau tai ngoài là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm tai ngoài hoặc ống tai bị tổn thương. Thông thường, tai sẽ bị đau nhức, cơn đau có thể lan ra mặt, cổ và một bên đầu. Bạn có thể cảm nhận cơn đau rõ rệt hơn khi kéo tai. 

Đau tai giữa

Đau tai giữa thường kèm với viêm tai giữa hay màng nhĩ bị thủng. Người bệnh có thể nhận thấy cơn đau ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đau có thể lan lên cả phần đầu, cảm giác trong tai có nước, gây giảm thính lực.

Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, triệu chứng đau thường không phổ biến. Người bệnh chủ yếu thấy căng tức tai, cảm giác như có áp lực trong tai.

Đau tai trong

Tai trong chứa ốc tai và thần kinh tiền đình, có chức năng quan trọng về cả thính giác lẫn cân bằng cơ thể. Đau tai không phải là triệu chứng quá điển hình của vấn đề ở tai trong. Tuy nhiên, nếu bạn có cảm giác đau sâu trong tai cùng triệu chứng chóng mặt, đau đầu, ù tai, mất thăng bằng… thì có thể bạn đang bị các rối loạn ở tai trong.

Dau-tai-xay-ra-o-bat-ky-bo-phan-nao-cua-tai

Đau tai xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của tai

Cách chữa đau tai tại nhà hiệu quả

Đau tai là tình trạng có thể điều trị tại nhà. Sử dụng thuốc, dược liệu và thiết lập chế độ ăn khoa học hoàn toàn có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau lỗ tai một cách hiệu quả.

Thuốc trị đau tai sử dụng phổ biến

Viêm nhiễm xảy ra ở tai là nguyên nhân gây đau nhức lỗ tai thường gặp nhất. Chính vì vậy, để cắt đứt cơn đau hoàn toàn, bạn cần điều trị tình trạng viêm nhiễm triệt để. Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau là cần thiết trong nhiều trường hợp.

  • Thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau như: Ibuprofen hay paracetamol sẽ được chỉ định với hàm lượng thích hợp để làm dịu cơn đau ở tai. Tuy nhiên, các thuốc này cần sử dụng với liều lượng phù hợp và trong thời gian nhất định. Nếu lạm dụng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Vì vậy, bạn cần tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ khi dùng thuốc giảm đau.
  • Thuốc kháng sinh: Tai bị nhiễm trùng sẽ gây đau dữ dội. Do đó, muốn cải thiện triệu chứng đau tai, bạn cần điều trị theo đúng nguyên nhân. Trong trường hợp viêm tai do vi khuẩn gây ra, kháng sinh là lựa chọn đầu tay trong điều trị. Kháng sinh giúp tai hết nhiễm trùng, từ đó chữa đau tai.
  • Thuốc chống viêm: Viêm, sưng đỏ là những vấn đề thường đi cùng đau nhức tai. Vì vậy, khi tai bị đau do viêm sưng thì bạn cần sử dụng thuốc chống viêm. Bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc chống viêm khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng viêm tai của bạn.

Su-dung-thuoc-dieu-tri-dau-tai-la-can-thiet

Sử dụng thuốc điều trị đau tai là cần thiết

Chườm khăn lạnh hoặc nóng giúp giảm đau tai

Nhiệt độ nóng hoặc lạnh có thể mang lại cảm giác giảm đau nhức. Sử dụng khăn ấm hoặc túi lạnh chườm lên tai trong khoảng 20 phút sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị đau tai. Lưu ý, bạn cần vắt khăn thật khô để nước không chảy vào ống tai của bạn.

Kiêng các thức ăn gây đau nhức tai

Quá trình ăn uống cũng có thể khiến tình trạng đau tai trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn không nên ăn các thực phẩm làm cho tai bị kích ứng hoặc rung chuyển mạnh.

  • Thực phẩm cay hoặc nóng: Khi bạn ăn thức ăn cay, hơi nóng thường làm kích thích cả vùng tai, mũi, họng, gây ảnh hưởng đến niêm mạc ống tai. Khi tai đang bị tổn thương, sự kích thích đó sẽ gây các cơn đau dữ dội.
  • Thức ăn quá cứng: Khi chúng ta nhai thức ăn, khớp thái dương hàm hoạt động cũng sẽ tác động lên tai. Vì vậy, nếu sử dụng thức ăn quá cứng, dùng lực nhiều khi nhai thì sẽ khiến ống tai rung chuyển mạnh, làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức lỗ tai.

Thuc-pham-cay-nong-gay-dau-tai-tram-trong-hon

Thực phẩm cay nóng gây đau tai trầm trọng hơn

Kim Thính - Giải pháp cải thiện đau tai hiệu quả

Khi nhận thấy có triệu chứng đau tai, bạn không nên chủ quan mà cần tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, việc dùng sản phẩm thảo dược có tác dụng chống viêm, giảm đau cũng là xu hướng được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Các sản phẩm từ thảo dược này vừa có tác dụng điều trị triệu chứng ù tai, đau tai, vừa tăng cường tuần hoàn máu, bổ thận. Điển hình như sản phẩm Kim Thính - với thành phần 100% chiết xuất từ thiên nhiên.

Theo các nghiên cứu gần đây ở Ấn Độ, cây cối xay - thành phần chính trong Kim Thính được chứng minh rằng có khả năng giảm đau, kháng viêm tương đương với diclofenac. Do đó, Kim Thính cho tác dụng giảm đau tai rất hiệu quả.

Ngoài ra, Kim Thính còn chứa các dược liệu tăng cường chức năng thận như: cốt toái bổ, câu kỷ tử, thục địa, cẩu tích… Mà theo đông y, thận là nguồn nuôi dưỡng khí của tai (thận khai khiếu ra tai). Vì vậy, các vấn đề đau nhức ở tai đều bắt nguồn từ tạng thận. Tuy nhiên, với cơ chế bổ thận này, hầu hết các thuốc hiện đại không thể đáp ứng được. Do đó, sử dụng Kim Thính sẽ giúp điều trị đau tai và tăng cường sức khỏe đôi tai tốt hơn.

Bên cạnh việc tăng cường tác động vào tạng thận, các dược liệu: Đan sâm, thục địa, L-carnitine trong Kim Thính còn giúp hoạt huyết, bổ huyết. Tuần hoàn máu kém cũng là một nguyên nhân gây đau tai. Vì vậy, bổ sung những dược liệu hoạt huyết, bổ huyết là cần thiết để giúp tăng cường lưu lượng máu đến tai, giảm đau tai, tăng cường thính giác.

Nhờ các thành phần dược liệu đó mà Kim Thính hỗ trợ điều trị đau tai rất hiệu quả. Sản phẩm đã tồn tại trên thị trường hơn 10 năm và được 95% người dùng đánh giá rất hài lòng và hài lòng sau khi sử dụng. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng Kim Thính theo từng đợt từ 3 - 6 tháng.

Kim-Thinh-chua-cac-thao-duoc-ho-tro-giam-dau-tai-hieu-qua

Kim Thính chứa các thảo dược hỗ trợ giảm đau tai hiệu quả

Đau tai là triệu chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, tìm hiểu những kiến thức về đau tai là vô cùng cần thiết. Nếu bạn còn thắc mắc nào về dấu hiệu đau tai và sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị, hãy liên hệ hotline (ZALO/VIBER): 0916 751 651/ 0916 767 653 liên lạc hoặc bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết hơn.

Nguồn tham khảo:

1.https://www.healthline.com/health/earache

2.https://www.verywellhealth.com/otalgia-and-ear-pain-1191949

3.https://www.everydayhealth.com/ear-pain/guide/