Thối tai là cách nói dân gian dùng chỉ trường hợp viêm tai mạn tính có chảy mủ. Bệnh gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn tới thính lực của người mắc. Vậy bệnh thối tai có nguy hiểm không và điều trị bằng cách nào để hiệu quả nhanh và phòng ngừa biến chứng hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau!
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thối tai
Thối tai là tình trạng không phải hiếm gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Thối tai thường là kết quả của tình trạng nhiễm trùng tai giữa không được điều trị sớm. Vi khuẩn từ tai giữa có thể đi vào các tế bào không khí của xương chũm. Ít phổ biến hơn, một khối các tế bào da đang phát triển được gọi là cholesteatoma có thể chặn đường dẫn lưu của tai, dẫn đến viêm, chảy mủ và khiến tai có mùi hôi, thối.
Các nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa và gây thối tai có thể kể tới như:
- Do các tác nhân virus, vi khuẩn hay nấm.
- Khi điều trị những trường hợp cảm lạnh thông thường không hiệu quả, vòi nhĩ bị tắc, không dẫn lưu dịch tiết trong hòm nhĩ xuống họng được, dịch nhầy bị ứ đọng lại trong tai giữa, tạo điều kiện vi trùng xâm lấn, gây biến chứng viêm tai.
- Ở trẻ em, vòi nhĩ ngắn, hẹp và hơi nằm ngang hơn so với người lớn nên dễ bị viêm tai giữa hơn.
- Viêm tai giữa cũng có thể do chấn thương, áp lực.
- Các yếu tố thuận lợi gây viêm tai giữa là do cấu trúc xương chũm thông nối, độc tố của vi khuẩn và thể trạng, cơ địa của bệnh nhân: Trẻ em suy dinh dưỡng, người lớn bị suy nhược cơ thể thì sức đề kháng giảm, do đó dễ bị viêm tai giữa.
Bệnh thối tai có nguy hiểm không?
Thông thường, niêm mạc trong tai giữa được ngăn cách với môi trường bên ngoài bởi một màng mỏng hình nón được gọi là màng nhĩ. Khi bị viêm tai kèm theo thủng màng nhĩ, tai giữa sẽ thông trực tiếp với môi trường bên ngoài qua lỗ thủng, niêm mạc tai giữa rất hay bị viêm nhiễm và tăng xuất tiết, tạo thành dịch chảy ra ngoài cửa tai.
Mủ tai chảy từng đợt hoặc liên tục. Dịch chảy ra có thể màu trắng, lổn nhổn như bã đậu, có thể màu vàng xanh, mùi tanh hôi nên thường được gọi với tên là thối tai. Đây là một loại viêm tai nguy hiểm vì chất này có khả năng ăn mòn xương, gây những biến chứng nội sọ như: Viêm màng não, viêm tĩnh mạch bên, áp xe não,... dẫn tới tử vong.
Những đợt chảy mủ tai, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, rất hay đi kèm với những đợt viêm nhiễm mũi họng. Chảy mủ tai thường kéo theo nghe kém và ù tai, tùy thuộc mức độ và tính chất của từng loại viêm tai. Bệnh nhân đau đầu vùng thái dương đỉnh, đau âm ỉ, liên tục, thỉnh thoảng lại có cơn kịch phát khi bệnh viêm tai đã lan vào xương chũm.
Bệnh nhân thường phải làm thuốc tai ở các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng hoặc theo hướng dẫn và có sự theo dõi của thầy thuốc. Nếu dịch chảy ra có mùi thối thì phải đi khám ngay để được phẫu thuật kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Viêm tai mạn tính (thối tai) là một bệnh có thể điều trị được nếu áp dụng cách chữa kịp thời và đúng cách.
Điều trị thối tai bằng cách nào?
Mỗi giai đoạn của bệnh thối tai (viêm tai) lại có cách điều trị khác nhau. Viêm tai cấp thường có ba giai đoạn: Xung huyết, ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Nếu mắc viêm tai ở giai đoạn xung huyết thì người bệnh cần được điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân.
Vi khuẩn gây viêm tai chủ yếu là liên cầu, phế cầu, Hemophilus Influenza,... nên kết hợp sử dụng kháng sinh nhóm B lactam cùng với các thuốc chống viêm, chống phù nề, giảm đau, hạ sốt, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.
Viêm tai giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ cần được cân nhắc sử dụng, đồng thời điều trị thuốc toàn thân như giai đoạn trước. Nếu màng nhĩ bị rách, dịch mủ ứ đọng có trong tai giữa tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ ra ngoài, thì việc điều trị sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, khi phát hiện bị thối tai, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Khi điều trị viêm tai, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Không nhỏ oxy già: Việc tự dùng oxy già nhỏ vào tai cũng có thể gây những biến chứng đáng tiếc, làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm vết thương lâu lành hơn. Thậm chí, nó có thể gây chít hẹp ống tai, ảnh hưởng đến sức khỏe thính giác.
- Không rắc thuốc kháng sinh: Nhiều người có cách chữa là cạo thuốc kháng sinh rắc vào tai rất nguy hiểm, vì tá dược có trong thuốc có thể gây bít tắc, dẫn đến tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng.
- Nên tới cơ sở y tế để được điều trị sớm: Khi bị viêm tai (thối tai) cần đưa đến các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng. Không được tự ý mua thuốc về điều trị nếu chưa thăm khám và chỉ định thuốc kịp thời. Bạn cũng nên sử dụng các loại thuốc nguyên chất có khả năng hòa tan để tránh cản trở việc lưu thông giữa dịch tai giữa với bên ngoài.
Hỗ trợ điều trị thối tai, tăng cường thính lực nhờ thảo dược
Ngay khi phát hiện thấy có các dấu hiệu thối tai như tai chảy mủ, đau tai, khó chịu, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Điều trị thối tai không mất thời gian quá lâu, nhưng đa phần bệnh nhân đều bị suy giảm thính lực sau điều trị bệnh. Trong nhiều trường hợp, bệnh để lâu, không được điều trị kịp thời gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng nghe. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người bệnh viêm tai cần có giải pháp tăng cường thính lực để phòng ngừa điếc tai, suy giảm thính lực.
Hiện nay, sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị thối tai, tăng cường thính lực được nhiều người tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả tích cực. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.
Kim Thính là sự kết hợp thông minh giữa cây cối xay, một cây thuốc được xem như kháng sinh tự nhiên rất hữu hiệu trong điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, tật điếc, ù tai, đau tai, kết hợp với các dược liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên như vảy ốc, cốt toái bổ, đan sâm, cẩu tích, câu kỷ tử,… có tác dụng:
- Giảm các triệu chứng của thối tai, đau tai do viêm nhiễm ở tai. Từ đó giúp cải thiện bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa biến chứng điếc tai, suy giảm thính lực sau điều trị.
- Giúp tăng tuần hoàn và tăng cung cấp oxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, tăng sức khỏe, tăng cường thính lực cho đôi tai;
- Cải thiện các tình trạng chóng mặt, ù tai, từ đó giúp giảm các triệu chứng ù tai, ve kêu trong tai, đau tai, mất hoặc giảm thính lực;
- Tăng cường thính lực ở những người bị giảm thính lực hoặc phòng ngừa giảm thính lực cho đối tượng phải làm việc trong môi trường có nguy cơ bị giảm thính lực.
Như vậy, có thể thấy, thối tai hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng cần được điều trị đúng cách và kịp thời. Sử dụng sản phẩm Kim Thính khi bị thối tai sẽ giúp tăng thêm hiệu quả điều trị, tăng cường thính lực, ngăn ngừa biến chứng điếc tai, suy giảm thính lực an toàn, hiệu quả.
Kinh nghiệm cải thiện điếc do viêm tai thành công
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, nhiều người bị viêm tai, điếc tai, suy giảm thính lực đã sử dụng sản phẩm và thấy hiệu quả tích cực.
>>> Bà Lê Thị Tứ (phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng)
Bà Tứ bị viêm tai, vì không điều trị sớm nên tình trạng mạn tính, gây chảy mủ, có mùi hôi trong tai và thủng màng nhĩ. Cũng chính bởi điều này mà thính lực của bà Tứ bị ảnh hưởng nhiều. Sau một thời gian phẫu thuật mổ xương chũm và vá màng nhĩ, cuộc sống của bà Lê Thị Tứ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ kiên trì dùng Kim Thính, giờ đây, thính lực của bà đã cải thiện rõ rệt. Mời bạn xem chia sẻ của bà Tứ trong video sau:
Chuyên gia đánh giá Kim Thính như thế nào
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng cây cối xay để hỗ trợ điều trị viêm tai cũng như các bệnh về tai khác. Ngày nay, các thảo dược ấy đã được bào chế và đưa vào một sản phẩm viên nén rất tiện dùng. Vậy công dụng của sản phẩm Kim Thính là gì? Bạn có thể nghe thêm phân tích của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về tình trạng thối tai. Hãy sử dụng thuốc, điều trị theo chỉ định của bác sĩ và đừng quên sử dụng sản phẩm Kim Thính để tình trạng bệnh sớm được cải thiện, bạn nhé!
Mọi thắc mắc liên quan tới tình trạng thối tai cũng như chứng ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực, mời bạn vui lòng liên hệ hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất.